ĐB Danh Út (Kiên Giang): Cần bộ trưởng lời xin lỗi

Vụ Vedan: Chúng tôi không đùn đẩy trách nhiệm!

Vụ Vedan: Chúng tôi không đùn đẩy trách nhiệm!
TP - Bộ trưởng TN&MT Phạm Khôi Nguyên là người đầu tiên đăng đàn (cũng là lần đầu tiên ông được “sát hạch” bởi các ĐBQH trên nghị trường) trả lời chất vấn với  21 lượt ý kiến chất vấn trên hội trường.

Theo Bộ trưởng Nguyên, trong 30 câu hỏi chất vấn gửi đến thì tới 24 chất vấn tập trung vào vấn đề môi trường, và già nửa số ý kiến đề nghị làm rõ vi phạm của Vedan cũng như trách nhiệm quản lý nhà nước.

ĐB Danh Út (Kiên Giang) “phát pháo”: “Vụ đầu độc sông Thị Vải của Cty Vedan pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Việc đình chỉ hoạt động của Vedan cả tháng nay dư luận bàn nhiều, Bộ đổ trách nhiệm cho tỉnh, tỉnh thì nói trách nhiệm của Bộ!

Đến nay Vedan chỉ bị phạt mà không bị đình chỉ hoạt động, vì sao vậy? Vedan bị phạt đã rõ nhưng đến nay có cán bộ, công chức nào của Bộ, của chính quyền địa phương bị kiểm điểm và từ chức chưa?

Thiệt hại về kinh tế, môi trường, chi phí khắc phục ô nhiễm Sông Thị Vải của Cty Vedan có trách nhiệm đền bù như thế nào? Bộ trưởng có đồng tình để nhân dân khởi kiện Vedan không?”.

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho biết suốt thời kỳ 2000-2005, Sở TN&MT của Đồng Nai vào kiểm tra Vedan, thì lần nào cũng báo cáo tiêu chuẩn nước thải đều đạt yêu cầu.

“Báo cáo thật với Quốc hội mỗi lần vào thanh tra đều báo trước, nên kết quả đo đều đạt yêu cầu, mà sông Thị Vải vẫn bị ô nhiễm.

Cho đến khi cảnh sát môi trường phát hiện ra 5 hệ thống cống ngầm xả nước thải thì mỗi một ngày Vedan thải khoảng 6.000 m3, trong đó có 3.500 m3  chất thải không lên men, 2.500m3 nước thải không qua xử lý. Đo thì hàm lượng của xianua vượt hơn 1.000 lần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trước tình hình như vậy Bộ đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng chỉ đạo cũng rất trực tiếp kịp thời, tinh thần là kiên quyết và giải quyết đúng pháp luật, nếu có khả năng xử lý đến mức cao nhất”- Bộ trưởng Nguyên cho biết. 

Bộ trưởng Nguyên cho biết thêm, cập nhật tình hình xử lý vụ Vedan đến 22 giờ đêm hôm trước (10/11) thì Vedan đang thực hiện các yêu cầu khá nghiêm túc: Đã đóng cửa 3 (trong 7) nhà máy, đã phá hủy 3 đường cống ngầm, 2 đường còn lại đang được hàn lại.

Bể xử lý nước thải bắt đầu lắp đặt thiết bị và Vedan cam kết trong vòng 3 tháng sẽ làm được hệ thống thiết bị cũ và hệ thống thiết bị mới trong vòng độ khoảng 5 đến 8 tháng với công suất tăng gấp 2-3 lần.  Vedan cũng đã nộp đủ tiền 257 triệu và mới nhất là trong 127 tỷ đồng thì Vedan đã nộp 15 tỷ và cam kết từ nay đến cuối năm sẽ nộp 50% số đó.

Dẫn điều 49 Luật Bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Nguyên  khẳng định “Chúng tôi với địa phương không có đùn đẩy cái gì cả, trách nhiệm quyền hạn của Bộ chỉ có quyền xử phạt về vi phạm hành chính, còn việc dừng các khâu sản xuất của nhà máy như thế nào thì đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương”.

Nhưng trả lời này bị ĐB Danh Út phản ứng gay gắt: “Cách đây khoảng 10 ngày, Bộ trưởng trả lời trên báo là Vedan dứt khoát phải đóng cửa, vì sao nay chưa đóng cửa? Vụ vi phạm của Vedan đến nay có cán bộ nào bị kiểm điểm chưa?

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên trả lời: “Tôi không trả lời về việc đóng cửa nhà máy, mà tôi chỉ nói là phải dừng sản xuất của một số khâu trong nhà máy để các khâu này phải tiến tới xử lý cho đạt yêu cầu, bao giờ xử lý xong thì các khâu sản xuất này mới được sản xuất.

Qua việc này, cả chúng tôi lẫn các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cùng đang kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác chuyên môn khi gặp phải các đối tượng có hoạt động trái phép tinh vi và có tổ chức như Vedan”.

ĐB Danh Út (Kiên Giang): Cần bộ trưởng lời xin lỗi

Chẳng lẽ vụ Vedan có đến 14 năm liên tiếp sai phạm, 4 đoàn kiểm tra cũng phát hiện xả thải thì lại làm chưa nghiêm? Trong khi đó Miwon (Phú Thọ) khuyết điểm, sai sót rất nhỏ thì đình chỉ hoạt động ngay.

Sao không làm như vậy là xong ngay, cần gì phải truy ra hội trường nữa. Vụ Vedan, bộ trưởng nói các cơ quan chức năng bị lừa, nhưng tôi nghĩ cơ quan quản lý nhà nước bị doanh nghiệp lừa sao không xử lý đến nơi đến chốn. Bộ trưởng trả lời chưa thoả đáng, chưa tập trung, chưa chuyên sâu.

Chúng tôi chỉ yêu cầu xin lỗi dân một câu là xong hết, rồi quy ra trách nhiệm cá nhân chứ đừng né tránh. Ngoài ra, theo dõi các văn bản ra hàng tháng nay của Bộ, rồi các cuộc gặp lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thì vẫn chỉ là đổi qua đổi lại phần trách nhiệm cho nhau, sao phải đùn đẩy trách nhiệm như vậy?

ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn): Phải kiểm điểm nghiêm khắc để không tái diễn

Bộ trưởng nói sẽ ngồi lại rút kinh nghiệm điều hành, đã cố gắng xử lý và không lúng túng trong trận lụt vừa qua. Tôi thấy đó là cách giải thích rất chân thành, nhưng sợ rằng sẽ không thuyết phục đựợc cử tri.

Tâm bão đi qua một tỉnh, không ai chết, nhưng Hà Nội một trận mưa 22 người chết, có những cái chết thật không đáng, bởi có thể khắc phục; rồi vấn đề trẻ em phải đi học hay không, người dân rơi xuống mương vì không có biển báo.  Đó chính là sự lúng túng trong chỉ đạo.

Ti vi cũng không thông báo tình hình xử lý mưa lũ là lúng túng. Vì vậy, không phải chỉ ngồi lại với nhau, mà phải kiểm điểm nghiêm khắc để không tái diễn. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.