Vụ Út “trọc”: Chủ tịch bị bắt, Tổng Cty Thái Sơn gặp khó?

Bị cáo Phùng Danh Thắm tại tòa
Bị cáo Phùng Danh Thắm tại tòa
TP - Sáng 31/10, Tòa án Quân sự Trung ương tuyên bố kết thúc xét hỏi, chuyển sang tranh luận trong phiên xử phúc thẩm bị cáo Đinh Ngọc Hệ - nguyên Phó TGĐ Tổng Cty Thái Sơn; Chủ tịch Cty Thái Sơn Bộ Quốc phòng cùng đồng phạm. 

Mở đầu, đại diện VKSQS Trung ương khẳng định bị cáo Hệ là sĩ quan được giao quyền hạn nhiệm vụ; được Phùng Danh Thắm - Chủ tịch Tổng Cty Thái Sơn ký quyết định ủy quyền quản lý 20% vốn góp vào Thái Sơn Bộ Q.P nên bị cáo là người có chức vụ, quyền hạn và đang thi hành công vụ khi phạm tội.

Năm 2014, bị cáo chỉ đạo cấp dưới hợp thức hóa xăng dầu kém chất lượng nhằm không bị xử phạt gần 1,5 tỷ đồng. Hành vi này xâm phạm hoạt động của cơ quan tổ chức, vi phạm các quy định của Nhà nước, điều lệ quản lý quân đội. Đinh Ngọc Hệ cũng mang xe biển đỏ, biển xanh đi thế chấp, cho thuê, mượn... vi phạm quy định liên quan. Tiếp đến, bị cáo mua bằng đại học giả và sử dụng để được nâng lương, phong quân hàm nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Về việc Út “trọc” kháng cáo vì cấp sơ thẩm không chấp nhận huân huy chương của mình là tình tiết giảm nhẹ, kiểm sát viên đề nghị những huân huy chương nào liên quan bằng đại học giả của bị cáo, tòa án cần kiến nghị thu hồi. Các bằng khen không liên quan đến bằng đại học giả cần được áp dụng làm tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Vì vậy, người giữ quyền công tố đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt 12 năm tù về các tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức” cho Đinh Ngọc Hệ.

Với Phùng Danh Thắm xin giảm nhẹ hình phạt, kiểm sát viên khẳng định bị cáo này đã buông lỏng quản lý Cty con và quân nhân thuộc quyền, phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và nhận án 24 tháng cải tạo không giam giữ là đúng. Tuy nhiên, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho kinh tế... nên đề nghị HĐXX quyết định khung hình phạt khác nhẹ hơn cho bị cáo.

Riêng bị cáo Trần Văn Lâm - TGĐ điều hành Thái Sơn Bộ Q.P xin giảm nhẹ hình phạt 5 năm tù, kiểm sát viên cho rằng đây là mức án thấp nhất với bị cáo nên đề nghị tòa phúc thẩm giữ nguyên.

Đáng chú ý, người giữ quyền công tố cho rằng ông Cung Đình Minh - Phó TGĐ Tổng Cty Thái Sơn từng cùng là người đại diện phần vốn tại Thái Sơn Bộ Q.P như Đinh Ngọc Hệ. Ông Minh cũng đồng ý thế chấp xe ô tô trái quy định nên tòa cần kiến nghị xử lý ông Minh cũng như các bị cáo khác. Trước đó, đại diện Tổng Cty Thái Sơn nói trước tòa, từ khi ông Phùng Danh Thắm bị khởi tố, doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn do các dự án bị đình trệ, ngân hàng dừng rót vốn... Vì vậy, hơn 5.000 cán bộ, nhân viên doanh nghiệp làm đơn đề nghị tòa giảm án cho ông Thắm, để ông sớm trở về điều hành Thái Sơn.

Hôm nay (1/11), HĐXX sẽ tuyên án phúc thẩm.

Nói lời sau cùng, bị cáo Đinh Ngọc Hệ gửi lời xin lỗi cán bộ, nhân viên trong Tổng Cty Thái Sơn và mong tòa án đưa ra bản án công tâm, khách quan. Vợ bị cáo khóc, trình bày khi ông Hệ bị bắt bà đang mang thai, hiện đứa con sinh ra chưa được nhìn mặt cha. Bà mong tòa xem xét điều kiện gia đình nghèo khó, phải chăm sóc con nhỏ để giảm nhẹ hình phạt cho chồng.  

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.