Vụ Tân Hoàng Minh: Truy trách nhiệm đơn vị “bảo kê” doanh nghiệp làm trái

0:00 / 0:00
0:00
TP - Liên quan đến việc các công ty con của Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm và vai trò của các đơn vị “bảo kê” cho doanh nghiệp ồ ạt phát hành trái phiếu sai quy định trong thời gian qua.
Vụ Tân Hoàng Minh: Truy trách nhiệm đơn vị “bảo kê” doanh nghiệp làm trái ảnh 1
Có quá nhiều DN không phải là công ty đại chúng đã phát hành trái phiếu huy động vốn. Ảnh: Như Ý
Vụ Tân Hoàng Minh: Truy trách nhiệm đơn vị “bảo kê” doanh nghiệp làm trái ảnh 2
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính (VAFI)

Đến nay đã có hơn 1,39 triệu tỷ đồng (tương đương 56 tỷ USD) doanh nghiệp đã huy động từ phát hành trái phiếu. Số tiền mà DN nợ trong dân này gần bằng tổng thu ngân sách nhà nước của cả năm 2021 (năm 2021, tổng thu ngân sách đạt 1,52 triệu tỷ đồng). Trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản chiếm đa số trong các khoản nợ vay này. Vậy theo ông, đằng sau việc các doanh nghiệp địa ốc ồ ạt vay nhiều nghìn tỷ đồng là gì?

Chúng ta phải nhìn nhận rằng, thực tế các doanh nghiệp địa ốc đã liên tục phát hành trái phiếu trong vài năm trở lại đây với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng huy động vốn. Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thống ngân hàng khống chế cho vay bất động sản. Doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn nên phải đi vay rất nhiều. Có nhiều vấn đề đang bộc lộ xoay quanh việc này.

Đầu tiên chính là đa số các doanh nghiệp địa ốc phát hành trái phiếu thời gian qua là doanh nghiệp chưa niêm yết nên không có sự minh bạch về thông tin. Những doanh nghiệp này dễ dàng phát hành trái phiếu do những quy định chưa chặt chẽ, chính sách chưa hoàn thiện và cả sự yếu kém trong quản lý của cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực này.

Chẳng hạn, như Tân Hoàng Minh, những yếu kém của doanh nghiệp không phải bây giờ nhiều người mới biết trên thị trường địa ốc, đặc biệt là về việc doanh nghiệp này vay ngân hàng, sai phạm trong xây dựng… Vì vậy, doanh nghiệp chỉ còn cách huy động hàng nghìn tỷ đồng qua phát hành trái phiếu thay vì phải tuân thủ những quy trình thẩm định ngặt nghèo nếu vay từ ngân hàng.

Vì sao những doanh nghiệp có vấn đề như Tân Hoàng Minh lại dễ dàng phát hành trái phiếu huy động nghìn tỷ như vậy, thưa ông?

Vấn đề này, Bộ Tài chính cần xem lại chính sách điều kiện phát hành trái phiếu. Ở đây có sự bảo kê tiếp tay, bảo kê của các đơn vị liên quan và cần được cơ quan công an điều tra rõ. Cần xem lại vai trò của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Vì đây là đơn vị cấp phép.

Không loại trừ khả năng các doanh nghiệp “bôi trơn” cơ quan chức năng. Qua câu chuyện FLC, Tân Hoàng Minh, cần làm rõ, những đơn vị nào bảo kê cho các doanh nghiệp này, đặc biệt là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ngoài ra, các đơn vị tư vấn, bảo lãnh như công ty chứng khoán, ngân hàng cũng cần điều tra làm rõ sự liên quan. Không có doanh nghiệp nào bỗng dưng được huy động cả nghìn tỷ đồng trái phiếu mà không có sự tiếp tay của các đơn vị liên quan.

Vậy theo ông, lỗ hổng lớn trong việc nhiều doanh nghiệp chưa được niêm yết nhưng vẫn huy động được lượng tiền lớn như Tân Hoàng Minh đã làm thời gian qua là gì?

Hiện không có quy định cấm doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành trái phiếu. Nhà đầu tư một phần vì ham lãi suất và không nắm rõ thông tin về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp nên mới dính bẫy lãi suất cao mà các doanh nghiệp đưa ra. Có doanh nghiệp trả lãi suất gấp đôi lãi suất ngân hàng, thậm chí có doanh nghiệp lãi lên tới 18%/năm. Nhờ chiêu này mà có những doanh nghiệp còn phát hành được cả trái phiếu ra nước ngoài.

Để lành mạnh hoá thị trường trái phiếu và bảo vệ nhà đầu tư, theo ông cơ quan chức năng nên làm gì?

Tôi cho rằng, cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt và cần giới hạn lại doanh nghiệp nào mới được phép phát hành trái phiếu. Các công ty chưa niêm yết thì không cho phát hành. Thực tế nhiều năm vừa qua, xảy ra tình trạng sốt đất rồi đóng băng, làm cho nợ xấu ngân hàng tăng. Giờ nếu như tất cả doanh nghiệp địa ốc đều phát hành trái phiếu huy động nghìn tỷ cho bất động sản là mối đe dọa lớn cho thị trường.

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.