Vụ 'nói xấu' Chủ tịch tỉnh: UBND thừa nhận chưa thuyết phục

Nhà của ông Chủ tịch tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh sát nhà ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - người được cho là nói xấu ông chủ tịch Thạnh.
Nhà của ông Chủ tịch tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh sát nhà ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - người được cho là nói xấu ông chủ tịch Thạnh.
TP - Chiều qua (23/11) UBND tỉnh An Giang đã có cuộc họp với các cơ quan: Ban Tuyên giáo, UBKT Tỉnh ủy, Công an, Sở TT&TT, Sở GD&ĐT… bàn việc xử lý vụ “nói xấu” ông chủ tịch tỉnh này trên Facebook. Theo đó, các hình thức kỷ luật, phạt tiền đều đã được tỉnh chỉ đạo hạ xuống ở mức thấp nhất.

“Chủ tịch tỉnh chịu nhiều sức ép từ dư luận”

Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh An Giang – ông Võ Nguyên Nam cho biết: Quan điểm chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy An Giang là phải xem xét xử lý thấu đáo, trên cơ sở có lý, có tình. Phải dựa trên cơ sở phản ánh, góp ý của nhiều nguồn dư luận, báo chí và độc giả; việc xử lý phải tạo được sự đồng thuận; phải xem xét đến từng hoàn cảnh của các cá nhân để xem xét lại hình thức xử phạt. Hình thức xử phạt như vừa rồi chưa có tính thuyết phục cao.

Bên cạnh đó, các cá nhân liên quan cũng nên thành khẩn, nhìn rõ trách nhiệm của mình. Bản thân Chủ tịch UBND tỉnh  là ông Vương Bình Thạnh những ngày qua cũng chịu nhiều sức ép từ phía dư luận…

Từ tinh thần chỉ đạo trên, chiều nay (23/11) sự chủ trì của ông Hồ Việt Hiệp – Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cuộc họp đã đi đến thống nhất: Đối với cô Lê Thị Thùy Trang – Giáo viên trường THPT Long Xuyên, rút hình thức kỷ luật từ khiển trách xuống phê bình; miễn hình thức phạt tiền (5 triệu đồng) đối với cô Trang. Việc này căn cứ vào đơn xin miễn giảm mức phạt của cô Trang ký ngày 20/10.

Đối với bà Phạm Thị Kim Nga - Phó chánh văn phòng Sở Công Thương An Giang, đề nghị giảm từ hình thức cảnh cáo xuống phê bình nghiêm túc về Đảng cũng như chính quyền. Đối với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - nhân viên Điện lực An Giang (chồng bà Nga), giữ nguyên hình thức phê bình. Ông Phúc sẽ được xem xét miễn hình thức phạt tiền (ông Phúc đã nộp phạt 5 triệu vào kho bạc), khi có đơn xin xem xét miễn giảm.

Theo Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang, thực tế trong những ngày qua nhiều tờ báo đã đưa tin không chính xác, đưa tin kiểu cắt khúc gây hiểu nhầm cho dư luận. Chẳng hạn trường hợp cô Phạm Thị Kim Nga, cô này vẫn là Phó chánh văn phòng của Sở Công Thương, không hề bị điều chuyển công tác đi đâu cả nhưng nhiều tờ báo lại đưa tin cô này bị chuyển công tác khác(!?).

Trong ngày mai, UBND tỉnh sẽ có văn bản chính thức thông báo ý kiến kết luận của UBND tỉnh đến các cơ quan liên quan. Các đơn vị liên quan đến các cá nhân bị xử phạt sẽ tổ chức thực hiện theo kết luận của UBND tỉnh. Việc họp báo cũng sẽ sớm được tổ chức với sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang.

Kiểm điểm trách nhiệm vụ cấm Facebook

Chiều 23/11, ông Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP Châu Đốc (An Giang)  cho phóng viên Tiền Phong biết: Sáng cùng ngày, UBND thành phố Châu Đốc vừa ký, ban hành công văn về việc yêu cầu hủy công văn của phòng giáo dục liên quan đến việc sử dụng Facebook.

Theo đó, yêu cầu Phòng GD&ĐT thành phố Châu Đốc khẩn trương ban hành văn bản thu hồi công văn số 1192/PGDĐT ngày 2/11/2015 của phòng đã gửi hiệu trưởng các  trường trực thuộc; tổ chức họp rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm người có liên quan và báo cáo về UBND thành phố trước ngày 26/11.

Ông Tuấn nói về việc cần thiết thu hồi công văn của phòng giáo dục: “Lẽ ra khi nhận được văn bản của UBND thành phố và của Sở Thông tin truyền thông, Phòng Giáo dục chỉ cần chỉ đạo thực hiện theo tinh thần hướng dẫn là được rồi. Đằng này lại ra thêm một công văn có từ ngữ không chuẩn mực, viết sai ngữ pháp. Đã thế lại còn thêm mấy từ cấm này, cấm kia… trái pháp luật”.

Trước đó, ngày 2/11/2015, bà Nguyễn Thị Hồng Loan - Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Châu Đốc có công văn gởi đến hiệu trưởng các trường học trên địa bàn, quán triệt đối với cán bộ, giáo viên, học sinh “V/v sử dụng mạng xã hội và cung cấp thông tin trên mạng xã hội” với nội dung có đoạn “Nghiêm cấm các cá nhân bình luận, thích (like), chia sẻ (share) nội dung các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, chính trị, tôn giáo”… đã làm “dậy sóng” cư dân mạng. 

Đối với cô Lê Thị Thùy Trang – Giáo viên trường THPT Long Xuyên, rút hình thức kỷ luật từ khiển trách xuống phê bình; miễn hình thức phạt tiền (5 triệu đồng) đối với cô Trang. Việc này căn cứ vào đơn xin miễn giảm mức phạt của cô Trang ký ngày 20/10. Đối với bà Phạm Thị Kim Nga – Phó chánh văn phòng Sở Công thương An Giang, đề nghị giảm từ hình thức cảnh cáo xuống phê bình nghiêm túc về Đảng cũng như chính quyền. Đối với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - nhân viên Điện lực An Giang (chồng bà Nga), giữ nguyên hình thức phê bình. Ông Phúc sẽ được xem xét miễn hình thức phạt tiền (ông Phúc đã nộp phạt 5 triệu vào kho bạc), nếu có đơn xin  miễn giảm.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…