Vụ Nguyên Lâm Thái: Nhiều chi tiết chưa sáng tỏ

Vụ Nguyên Lâm Thái: Nhiều chi tiết chưa sáng tỏ
TPO - Chiều 11/4 phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Lâm Thái và 45 đồng bọn  được tiếp diễn với phần tham gia xét hỏi của luật sư đối với giám định viên của Bộ Tài chính.
Vụ Nguyên Lâm Thái: Nhiều chi tiết chưa sáng tỏ ảnh 1
Nguyễn Lâm Thái trong phiên tòa chiều qua

Và “cuộc chiến” giữa hai bên đã diễn ra xung quanh việc giám định giá của các loại vật tư, thiết bị. Nhiều tình tiết co1 vai trò quan trọng đến toàn bộ tiến trình xử án về sau vẫn chưa được hé lộ.

Phiên tòa dần dần được “hâm nóng” khi nhiều câu hỏi từ phía luật sư bào chữa cho các bị cáo đưa ra đã bị từ chối trả lời. Không khí khác hẳn khi chính trách nhiệm trả lời xung quanh những vấn đề giám định giá cả thiết bị, vật tư lại thuộc 2 giám định viên khác, nhưng hai người này mặc dù được tòa triệu tập nhưng… không có mặt.

Luật sư Phan Trung Hoài – luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thái Hòa Bình, nguyên Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Ninh Thuận - đã tham gia xét hỏi giám định viên Dương Văn Hòa, Phó Ban Thanh tra Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính, Tổ trưởng tổ giám giám giá của vụ án - về việc giám định giá các vật tư thiết bị quan sát an ninh.

Ông Dương Văn Hòa đã đưa ra toàn bộ quá trình, cách thức xác định giá bán trên thị trường trong và ngoài nước đối với các loại vật tư mà luật sư Hoài hỏi là giá chung được mua bán rộng rãi trên thị trường hiện nay.

Ông Hòa cũng thẳng thắn đưa ra những khó khăn khi thực hiện công tác giám định mà chính ông và những đồng nghiệp khác lại chưa am hiểu về vật tư, thiết bị điện tử.

Ông Hòa còn cho biết thêm: đối với các loại vật tư, thiết bị mà bị cáo Nguyễn Lâm Thái đã ký hợp đồng và bán cho bưu điện của rất nhiều tỉnh thành khó có thể xác định chính xác về nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời cơ quan giám định chỉ có thể đưa ra khung giá chung về mức độ thiệt hại mà Nguyễn Lâm Thái và đồng bọn đã làm thất thoát cho nhà nước, chứ con con số tiền tỷ như thế nào là do cơ quan điều tra sẽ có kết luận chính thức.

Bào chữa cho bị cáo Phạm Xuân Cảnh, nguyên Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Bình Định là luật sư Huỳnh Văn Nông. Ông này đã tạo bước ngoặc khác và tiếp tục tham gia “bắt bí” giám định viên Dương Văn Hòa.

Luật sư Cảnh đưa ra ý kiến: tại sao trong vòng 8 năm trời (từ năm 1999 đến năm 2005) giá của 1 chiếc màng hình Sony vẫn “giậm chân tại chỗ)? thì ông Dương Văn Hòa đã thực sự “lắp bắp”, từ chối trả lời.

Đẩy không khí của “cuộc đấu” giữa luật sư và giám định viên lên cao trào là luật sư Phạm Tiến Dũng - bào chữa cho bị cáo Tạ Quang Vĩnh, nguyên trưởng phòng kế hoạch kinh doanh bưu điện tỉnh Đồng Nai.

Luật sư Dũng “dồn ép” giám định viên Hòa khi hỏi tại sao tổ giám định lại tự đưa ra phương pháp giám định của mình? mà không cắn cứ theo các phương pháp của nhà nước. Ông Dũng đặt ra vấn đề là liệu CQĐT dựa vào những kết quả giám định đó liệu có hợp lệ, chính xác hay không ?

Tiếp ý kiến của mình, luật sư Dũng nhấn mạnh lại ý mà giám định viên Dương Văn Hòa đã thú nhận trước hội đồng xét xử là ông này cùng các đồng nghiệp khác không am hiểu về kỹ thuật, thiệt bị điện từ.

Ngay lập tức, ông Hòa “phản pháo”… lớn tiếng, yêu cầu luật sư Dũng nên phát ngôn cho chuẩn xác từ ngữ.

Cuối cùng luật sư Trương Thị Hòa  - bào chữa cho 3 bị cáo nguyên là cán bộ các Bưu điện Phú Yên, Cần Thơ, Cà Mau – nhận định do kết quả công tác giám định có tình quyết định “sống còn” của toàn bộ vụ việc nên phải chuân xác và rõ ràng, nên cần sẽ tiếp tục tranh luận. Giám định viên Dương Văn Hòa khẳng định khung giá vật tư thiết bị được giám định đã được “bao giá” luôn cả tiền lãi trung gian. 

Đến chiều 15h40’ phiên tòa tạm dừng. Trong hai ngày 12 và 13/4 phên hòa tạm nghỉ và đầu tuần tới sẽ tiếp tục với các phần xét hỏi, tranh luận. 

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.