Vụ Mai Văn Dâu có dấu hiệu bỏ lọt 9 tội phạm

Vụ Mai Văn Dâu có dấu hiệu bỏ lọt 9 tội phạm
TAND TP.HCM vừa có quyết định trả hồ sơ vụ "chạy" quota ở Bộ Thương mại cho Viện KSND tối cao để điều tra bổ sung, vì qua nghiên cứu hồ sơ, tòa thấy có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Vụ Mai Văn Dâu có dấu hiệu bỏ lọt 9 tội phạm ảnh 1

Mai Văn Dâu và con trai Mai Thanh Hải

Cụ thể, đối với trường hợp ông Tsang Tak Lung đã ký hợp đồng ủy nhiệm số 35 và bản cam kết số 35 cùng ngày 12/5/2003 với Bùi Văn Tuấn. Sau đó, ông Lung đã đưa cho Tuấn 161.421,95 USD để "chạy" xin quota cho Lung.

Hành vi này cũng tương tự như hành vi của Lai Wai Hung (Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Sundance Clothing Việt Nam), Hung cũng đã đưa cho Tuấn 2 lần tiền tổng cộng 82.500 USD và Cương 18.000 USD để "chạy" quota.

Hành vi này của Hung đã bị Viện KSND tối cao truy tố về tội "đưa hối lộ". Do đó, theo tòa cũng phải truy tố Tsang Tak Lung về tội danh tương tự.

Trường hợp của Nguyễn Thị Mỹ Hà và Nguyễn Đức Chính, để xin được quota cho Công ty Qualitex, Hà và Chính đã móc nối với Đặng Vũ Quang và đưa cho Quang 1,5 tỉ đồng để "chạy".

Hành vi này đã được Viện KSND tối cao kết luận là có dấu hiệu của tội "đưa hối lộ". Tuy nhiên, Viện KSND tối cao lại ra quyết định đình chỉ bị can đối với Hà và Chính là bỏ lọt người, lọt tội.

Trường hợp của Đặng Vũ Quang, sau khi được Hà và Chính móc nối, Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, lợi dụng cơ chế "xin cho" hạn ngạch dệt may, một số cán bộ, lãnh đạo của Bộ Thương mại cùng các đối tượng khác đã có hành vi vi phạm pháp luật móc nối với nhau để "chạy" quota.

Liên quan đến vụ án này, Viện KSND tối cao đã quyết định truy tố 14 bị cáo về các tội như: nhận hối lộ, làm môi giới hối lộ, đưa hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi tìm mọi cách để được xét cấp hạn ngạch...

Quang đã gặp Mai Thanh Hải để nhờ "xin" quota. Theo quan điểm của TAND TP.HCM, hành vi Quang đã đưa cho Hải 560 triệu đồng là đã đủ yếu tố cấu thành tội "làm môi giới hối lộ", việc Quang chiếm hưởng 940 triệu đồng là cấu thành tội "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".

* TAND TP.HCM: Mai Văn Dâu và Lê Văn Thắng phải bị xử ở khung hình phạt từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình 

Trường hợp của Chou Ming Chen, Wu Chun Te móc nối với Nguyễn Cương và được Cương đưa đến nhà Mai Văn Dâu để xin "chạy" quota: Chen đã đưa 12.000 USD, Te đưa 15.000 USD để Cương đưa cho Mai Văn Dâu;

Sau đó, Chen và Te cũng đã được cấp quota theo yêu cầu, hành vi này của Chen và Te có dấu hiệu của tội "đưa hối lộ". Như vậy cũng phải truy tố Chou Ming Chen, Wu Chun Te về tội "đưa hối lộ".

Tương tự, Hậu Thiên Hoa cũng đưa 26.800 USD cho Phan Nghĩa Hiệp, Trịnh Thị Hồng Điệp và Phạm Anh Tuấn để "chạy" quota. Khi sự việc không thành, dù bà Hoa có báo công an để bắt quả tang Hiệp đang nhận tiền, nhưng vẫn phải truy cứu bà Hoa về tội "đưa hối lộ".

Chu Văn Đàm và Lưu Tuấn Nhơn cũng đã đưa cho Phan Nghĩa Hiệp 11.400 USD nên hành vi của họ cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "đưa hối lộ".

Đặc biệt, kết quả điều tra chỉ chứng minh bị can Mai Văn Dâu (nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại) nhận hối lộ 6.000 USD và Lê Văn Thắng (nguyên Phó vụ trưởng Vụ XNK Bộ Thương mại) nhận hối lộ 18.000 USD.

Theo nhận định của Viện KSND tối cao, số tiền nhận hối lộ trên của các bị can là phạm vào Điểm a Khoản 3 điều 279 Bộ luật Hình sự (từ 15-20 năm tù).

Tuy nhiên, hành vi của hai bị cáo này đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ở Bộ Thương mại, trong lĩnh vực phân phối "quota" đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Do đó, Mai Văn Dâu và Lê Văn Thắng đã phạm tội thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác được quy định tại Điểm b, Khoản 4 Điều 279 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, theo TAND TP.HCM, phải truy tố thêm 9 đối tượng và tăng khung hình phạt đối với Mai Văn Dâu, Lê Văn Thắng.

Theo Lê Nga
Thanh niên

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, lợi dụng cơ chế "xin cho" hạn ngạch dệt may, một số cán bộ, lãnh đạo của Bộ Thương mại cùng các đối tượng khác đã có hành vi vi phạm pháp luật móc nối với nhau để "chạy" quota.

Liên quan đến vụ án này, Viện KSND tối cao đã quyết định truy tố 14 bị cáo về các tội như: nhận hối lộ, làm môi giới hối lộ, đưa hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi tìm mọi cách để được xét cấp hạn ngạch...

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.