Vụ 'Hội thánh Đức Chúa Trời': Sau uống nước màu đỏ sẽ không còn tỉnh táo

Công an huyện Như Thanh (Thanh Hóa) và cơ quan chức năng vừa phát hiện một nhóm phụ nữ theo "Hội thánh của Đức Chúa Trời” truyền đạo, sinh hoạt đạo trái pháp luật. 

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, các thành viên của Hội thánh sẽ cho những người tham gia ăn bánh mỳ và uống một thứ nước màu đỏ khiến nhiều người rơi vào trạng thái không tỉnh táo.

Phát hiện thêm nhóm "Hội thánh của Đức Chúa Trời"

Ngày 30/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, vào tối ngày 28/4, Công an huyện Như Thanh và cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra hành chính nhà số 19B/541, khu phố Vĩnh Long 1, thị trấn Bến Sung.

Các loại tài liệu dùng để hành lễ, truyền đạo trái phép được lực lượng chức năng phát hiện

Các loại tài liệu dùng để hành lễ, truyền đạo trái phép được lực lượng chức năng phát hiện

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 3 phụ nữ theo "Hội thánh của Đức Chúa Trời” (gọi tắt là Hội thánh) và nhiều tài liệu, vật dụng liên quan đến truyền đạo, sinh hoạt đạo trái pháp luật. Các hội viên Hội thánh tại điểm truyền đạo trái pháp luật nêu trên, gồm: N.T.L (SN 1999, ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa); N.T.T (SN 1994, ở Kiến Thụy, Hải Phòng) và N.T.N (ở Thanh Liêm, Hà Nam).

Qua đấu tranh bước đầu, 3 người phụ nữ này khai nhận đã đến đây thuê trọ để đi bán máy lọc nước. Tuy nhiên, khi khám xét nơi ở trọ của 3 phụ nữ này, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu, vật dụng liên quan đến Hội thánh như các loại sổ sách, kinh thánh, băng đĩa, USB, xe máy....

Công an Thanh Hóa đã nhiều lần nhắc nhở, lập biên bản vi phạm các đối tượng của Hội thánh

Công an Thanh Hóa đã nhiều lần nhắc nhở, lập biên bản vi phạm các đối tượng của Hội thánh

Hiện Công an huyện Như Thanh đã lập biên bản sự việc, niêm phong tài liệu, tang vật để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của nhóm người nêu trên.

Người tham gia không tỉnh táo sau khi ăn bánh mỳ và uống một thứ nước màu đỏ

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, những hoạt động tôn giáo trái pháp luật của Hội thánh đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, làm xáo trộn đức tin của một bộ phận nhân dân và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa người tin theo và người không theo.

Tại Thanh Hoá, Hội thánh xuất hiện từ năm 2015 với điểm nhóm đầu tiên tại số nhà 127 Tô Vĩnh Diện (thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn) do Vũ Thị Mịn (SN 1971, ở thôn 3, xã Minh Châu, Triệu Sơn) cầm đầu, sau đó phát triển ra nhiều địa phương khác.

Công an thành phố Thanh Hóa lập biên bản vi phạm đối với Mai Văn Hùng, trưởng nhóm tại một điểm trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Công an thành phố Thanh Hóa lập biên bản vi phạm đối với Mai Văn Hùng, trưởng nhóm tại một điểm trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Ngay sau khi phát hiện có các hoạt động liên quan đến Hội thánh trên địa bàn, từ năm 2017, Công an tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an các địa phương tiến hành rà soát và đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia.

Trong đó, huyện Triệu Sơn đã 2 lần lập biên bản vi phạm hành chính, kiểm điểm, nhắc nhở và yêu cầu Vũ Thị Mịn cam kết không được tuyên truyền, rao giảng đạo trái pháp luật; Công an một số địa phương tại Thanh Hóa cũng đã tiến hành đấu tranh với số đối tượng cầm đầu, đồng thời lập biên bản xử lý và yêu cầu các đối tượng chấm dứt việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật.

Tình hình hoạt động có liên quan đến Hội thánh trên địa bàn Thanh Hóa sau đó đã tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhất là từ đầu tháng 4/2018 đến nay, hoạt động của nhóm "tà đạo" này tiếp tục diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân.

Buổi sinh hoạt của hội viên Hội thánh tại huyện Ngọc Lặc bị lực lượng công an phát hiện, xử lý

Buổi sinh hoạt của hội viên Hội thánh tại huyện Ngọc Lặc bị lực lượng công an phát hiện, xử lý

Qua rà soát của các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thanh Hóa, tại địa phương này hiện có khoảng 60 người ở 15 huyện, thị xã, thành phố tham gia Hội thánh, trong đó tập trung đông nhất là ở thành phố Thanh Hóa với khoảng 21 người tham gia, còn lại ở các điểm nhóm khác có từ 8 - 10 người, thậm chí chỉ có 1- 2 người tham gia.

Thủ đoạn hoạt động của tổ chức này là thường tìm đến các địa phương thuê nhà trọ, nhà nghỉ bình dân và “núp” dưới các hình thức như: Bán hàng online, kinh doanh các thiết bị điện, đồ gia dụng, máy lọc nước, làm từ thiện... để tiến hành các hoạt động lôi kéo, thuyết phục người dân tham gia.

Trong đó, đối tượng bị lôi kéo chủ yếu là phụ nữ, người già, học sinh, sinh viên hoặc những người nhẹ dạ cả tin, có hoàn cảnh gia đình éo le, bất hạnh trong cuộc sống.

Những người tham gia Hội thánh đập phá bàn thờ tổ tiên, bát hương của chủ nhà trọ

Những người tham gia Hội thánh đập phá bàn thờ tổ tiên, bát hương của chủ nhà trọ

Ngoài ra, các đối tượng của Hội thánh sẽ cho những người tham gia ăn bánh mỳ và uống một thứ nước màu đỏ khiến nhiều người rơi vào trạng thái không tỉnh táo. Đối với những ai có ý định bỏ ngang, những thành viên thuyết giảng sẽ dùng những hình phạt như “nằm trong chảo dầu”, “bị đày đọa đau khổ” khi chết, khiến nhiều người nhẹ dạ sợ hãi và nghe lời răm rắp.

Bên cạnh đó, các đối tượng còn có những chiêu thức tinh vi hơn như hỗ trợ về kinh tế (thuê nhà cho sinh viên ở xa, hỗ trợ tiền sinh hoạt) nhằm chiếm được lòng tin, sau đó, lôi kéo các sinh viên này tham gia Hội. Thậm chí, một số đối tượng còn đưa ra những mức thưởng bằng vật phẩm, hoặc tiền cho những ai lôi kéo được người thân, bạn bè, hàng xóm tham gia vào Hội.

Nhiều người chỉ vì tin vào loại “tà đạo” này, mà đã đập bỏ bàn thờ ông bà, tổ tiên, gia đình rơi vào cảnh ly tán; học sinh, sinh viên thì bỏ học, bỏ làm để đi theo "tà đạo", tụ tập dụ dỗ, lôi kéo người khác, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và làm những điều trái với thuần phong mỹ tục.

Tài liệu, tang vật cơ quan Công an thu giữ của Hội thánh

Tài liệu, tang vật cơ quan Công an thu giữ của Hội thánh

Theo một số người từng tham gia Hội thánh, cho biết, những tín đồ sau khi tham gia nghe giảng đạo phải đóng 50.000 đồng/1 người cho “Trưởng nhóm”; những người ăn, ở tại Hội thánh thì sẽ được bố trí đi làm xe ôm hoặc đi bán hàng dạo... cuối ngày bỏ tiền vào phong bì đưa cho “Trưởng nhóm”; đối với những tín đồ có công việc ổn định đều phải dâng cúng cho Hội thánh 10% thu nhập/tháng. Tuy nhiên, nguồn tiền này sử dụng như thế nào thì các tín đồ không bao giờ được biết.

Trước tình hình trên, Công an tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể, cơ quan, trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hậu quả và những phương thức, thủ đoạn hoạt động của Hội thánh này để nhân dân biết, cảnh giác, phòng ngừa, không nghe, không tin, không tham gia.

Các đối tượng của Hội thánh sẽ cho những người tham gia ăn bánh mỳ và uống một thứ nước màu đỏ khiến nhiều người rơi vào trạng thái không tỉnh táo

Các đối tượng của Hội thánh sẽ cho những người tham gia ăn bánh mỳ và uống một thứ nước màu đỏ khiến nhiều người rơi vào trạng thái không tỉnh táo

Đồng thời thu thập tài liệu, củng cố chứng cứ và đấu tranh quyết liệt với số đối tượng cầm đầu Hội thánh để xử lý theo quy định của Luật tín ngưỡng tôn giáo hoặc Luật xử lý vi phạm hành chính. Thậm chí sẽ xem xét để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Từ đầu năm 2018 đến nay, các lực lượng công an trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đấu tranh xử lý nhiều điểm hoạt động của Hội thánh.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.