Vụ cựu bí thư xã giết em họ, đốt xác phi tang: Xuất hiện 2 nhân chứng trước ngày xét xử

0:00 / 0:00
0:00
Bị cáo Minh tại phiên xét xử sơ thẩm
Bị cáo Minh tại phiên xét xử sơ thẩm
TPO - Trước ngày phúc phẩm vụ án Đỗ Văn Minh (cựu bí thư xã Liên Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) giết em họ, đốt xác phi tang…, 2 nhân chứng bất ngờ xuất hiện khai nhiều tình tiết mới.

Hôm nay (18/5), ở Đắk Nông, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án giết người, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hủy hoại tài sản và xâm phạm mồ mả đối với bị cáo Đỗ Văn Minh (50 tuổi, cựu bí thư Đảng ủy xã Liên Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng).

Nạn nhân trong vụ án là anh Trần Nho Vương (em họ bên vợ Minh, trú xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà).

Đáng chú ý, trước ngày phúc phẩm vụ án, 2 nhân chứng bất ngờ xuất hiện khai nhiều tình tiết mới.

Trong đó, nhân chứng Trần Tuôi (quê Sóc Trăng), người làm công trước đó cho bị cáo Minh có văn bản cam kết vào chiều 3/5/2020 khi đang tưới nước thì Minh chạy ôtô đến, đưa chìa khóa nhờ chuyển cho ông Tiến (người quản lý rẫy), để Minh chở Vương (em họ bên vợ Minh, nạn nhân trong vụ án-PV) đi bệnh viện.

Nhân chứng thứ 2 là bà Bùi Thị Bình làm công quả ở "chùa thầy Lượng" có biên bản trình bày chiều 3/5/2020, khi đang làm công quả tại ngôi chùa gần nơi xảy ra vụ án thì thấy người đàn ông cao to, có sẹo ở trán (sau này mới biết là Minh) lái xe bán tải đỗ ngoài chùa.

"Ông ta hốt hoảng chạy vào nói chuyện với sư thầy Nguyễn Thành Được (thầy Lượng)", bà Bình khai và cho biết lúc ông Minh vào chùa, bà có ghé nhìn vào ôtô thì thấy có người đàn ông nằm ở ghế sau.

Nội dung của 2 nhân chứng trên có nhiều điểm trùng khớp với lời khai của bị cáo Minh tại phiên xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Đắk Nông.

Đề cập tới tình tiết này, ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông cho hay: "Viện không nhận được đơn thư liên quan đến nội dung mà 2 nhân chứng cung cấp và việc đánh giá các chứng cứ trên không thuộc thẩm quyền của tỉnh", ông Cường cho hay.

Đề cập đến một số nội dung 2 nhân chứng mới cung cấp như: Từng thấy bị cáo Minh đến chùa sau khi gây án, hay bị cáo có ý định chở nạn nhân đi bệnh viện…, Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông cho hay, Đỗ Văn Minh cũng từng khai trước tòa như thế. "Những chứng cứ này sẽ được làm sáng tỏ trong phiên xét xử phúc thẩm ngày mai", ông Cường nói.

Vụ cựu bí thư xã giết em họ, đốt xác phi tang: Xuất hiện 2 nhân chứng trước ngày xét xử ảnh 1

Người nhà bị hại bên di ảnh của Trần Nho Vương

Trước đó, ngày 8/1/2021, TAND tỉnh Đắk Nông tuyên phạt bị cáo Minh tử hình về tội giết người, 18 năm tù về tội lạm dụng tín dụng chiếm đoạt tài sản, 5 năm tù về tội hủy hoại tài sản và 4 năm tù về tội xâm phạm mồ mả. Tổng hình phạt bị báo là tử hình.

Bị cáo Minh phải bồi thường cho gia đình nạn nhân Vương hơn 182 triệu đồng (phí mai táng, bồi thường tổn thất tinh thần…). Ngoài ra, HĐXX còn yêu cầu bồi thường toàn bộ số tiền mà bị cáo Minh đã lợi dụng chiếm đoạt của nhiều bị hại khác.

Theo cáo trạng, Minh nợ nhiều người với số tiền gần 24 tỷ đồng nhưng mất khả năng chi trả. Tháng 4/2020, Minh mua gói bảo hiểm nhân thọ tại Cty bảo hiểm Prudential có mệnh giá bảo vệ đến 18 tỷ đồng rồi vào nghĩa địa ở xã Quảng Khê (Đắk Glong, Đắk Nông) đào mộ, trộm xác thế mạng để gia đình trục lợi bảo hiểm song bất thành.

Ngày 2/5, Minh đến rẫy của anh Trần Nho Vương. Nhân lúc Vương ngủ say, Minh cầm búa đánh chết nạn nhân. Sau đó, Minh đưa thi thể anh Vương lên xe ô tô, chạy đến Km 146+300, Quốc lộ 28 (thuộc buôn B’Nơr, xã Đắk Som) cho xe tông vào cột mốc bên đường, tạo hiện trường tai nạn giao thông, bỏ trốn xuống Bình Phước, đến ngày 10/5 thì bị bắt.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.