Vụ án GPBank: Rút 3.900 tỷ đồng qua 2 hợp đồng với “sân sau“

Từ trái qua, các bị cáo Đoàn Văn An, Tạ Bá Long tại tòa.
Từ trái qua, các bị cáo Đoàn Văn An, Tạ Bá Long tại tòa.
TPO - Ngày 20/12, tại TAND TP Hà Nội, phiên tòa xét xử vụ án thiệt hại 4.758 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) tiếp tục phần xét hỏi với sự tham gia của các luật sư. 

Theo cáo trạng, Tạ Bá Long (SN 1955) – nguyên Chủ tịch HĐQT GPBank sở hữu gần 35% vốn GPBank, ứng với hơn 1.056 tỷ đồng. Bị cáo Đoàn Văn An (SN 1958) – nguyên Phó Chủ tịch GPBank và nhóm liên quan sở hữu hơn 55% vốn của ngân hàng, ứng với gần 1.670 tỷ đồng.

Từ 2009 – 2010, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An đã dùng các Cty "sân sau" của mình là Thành Trung, Đại Lải và Chí Linh phát hành 3.380 trái phiếu, bán cho Cty Tài chính CP Điện lực (EVNFinance) được 3.380 tỷ đồng. Sau đó, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An đã thống nhất rút tiền của GPBank để trả nợ trái phiếu cho EVNFinance.

Trước tiên, năm 2011, Tạ Bá Long ký với con rể mình là Hoàng Công Hợp thỏa thuận GPBank mua 58% diện tích tại tòa nhà Capital Tower từ Cty Thành Trung với giá 2.200 tỷ đồng.

Việc này trái quy định bởi Thành Trung chưa được Cty Thủ Đô (chủ sở hữu tòa nhà) chia cho diện tích sử dụng ứng với 58% cổ phần. Năm 2016, Hoàng Công Hợp được xác định mắc bệnh tâm thần, buộc phải chữa bệnh bắt buộc.

Tiếp đó, Tạ Bá Long ký với Nguyễn Ngọc Nam – nguyên GĐ Cty Sao Bắc hợp đồng xây dựng kinh doanh dự án “Trung tâm Thương mại, văn phòng và Nhà ở An Khánh Sao Bắc GPBank”.

Theo hợp đồng, GPBank chuyển 1.700 tỷ đồng cho Sao Bắc. Tuy nhiên, đến nay Sở Xây dựng và UBND TP Hà Nội chưa thụ lý bất kỳ văn bản nào liên quan dự án này.

Ngoài ra, trong vụ án, CQĐT xác định Cty CP Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVFI) bị thiệt hại hơn 97 tỷ đồng. Do thời hạn điều tra đã hết nên công an tách phần hồ sơ của PVFI cùng 10 đơn vị khác để xử lý sau. CQĐT cũng xác định, đại diện phần vốn góp của PVFI tại GPBank là Hồ Văn Khuyến.

Ông Khuyến đã biểu quyết thông qua hợp đồng mua 58% tòa nhà Capital Tower và hợp đồng xây dựng dự án An Khánh dẫn tới thất thoát 4.700 tỷ đồng cho GPBank. Tuy nhiên, CQĐT khẳng định ông Khuyến không biết việc làm của Tạ Bá Long và Đoàn Văn An nên không xử lý.

Tại tòa, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết hành vi của các bị cáo là vi phạm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Cụ thể, các đối tượng đã chi quá 50% vốn điều lệ cho 1 hợp đồng; cho người trong HĐQT ngân hàng vay tiền; dư nợ với 1 khách hàng vượt quá 15% vốn tự có…

Trước HĐXX, Tạ Bá Long và Đoàn Văn An cùng thừa nhận hành vi phạm tội của mình nhưng cho rằng việc chi quá 50% vốn cho 1 hợp đồng tuy trái luật nhưng phù hợp trong thời điểm đó.

Các bị cáo cho biết, có đối tác muốn đầu tư vào GPBank để nâng vốn điều lệ lên 9.000 tỷ đồng. Như vậy, việc chi 2.200 tỷ hoặc 1.700 tỷ đồng sẽ không sai. Tuy nhiên, việc nâng vốn điều lệ sau đó không thực hiện được.

Về vấn đề dân sự, đại diện GPBank đề nghị tòa tuyên Thành Trung phải trả lại mình số tiền còn thiếu tính đến hiện tại gồm 1.334 tỷ đồng tiền gốc và 484 tỷ đồng tiền lãi; Sao Bắc phải trả 1.631 tỷ đồng nợ gốc và 374 tỷ đồng tiền lãi. Tuy nhiên, đại diện Thành Trung bác bỏ yêu cầu, nói chỉ có nghĩa vụ với số tiền gốc.

Vị này phân tích, hợp đồng mua 58% tòa nhà Capital Tower là hợp đồng đặt cọc nhưng vô hiệu vì vi phạm quy định của Nhà nước. Hợp đồng được ký là do lỗi của ngân hàng nhưng Thành Trung đã đồng ý thanh lý, trả từng bước số tiền 2.200 tỷ đồng, hiện trả được hơn 800 tỷ đồng. Đại diện Cty Sao Bắc cũng bác bỏ yêu cầu của GPBank.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.