Vụ 39 người chết trên xe container: Câu hỏi nào cho những thảm họa nhân đạo?

Cảnh sát Anh tin rằng tất cả 39 người thiệt mạng trên xe container được phát hiện ở Essex ngày 23/10 đều là người Việtảnh: Reuters
Cảnh sát Anh tin rằng tất cả 39 người thiệt mạng trên xe container được phát hiện ở Essex ngày 23/10 đều là người Việtảnh: Reuters
TP - 72 người chết trong vụ cháy toà nhà Grenfell vào ngày 14/6/2017. 39 người nhập cư chết trên container bị bỏ lại ở một bãi đỗ xe ở cảng Purfleet, hạt Essex (Anh), vào ngày 23/10. Cả hai trường hợp đều khiến mọi người nghĩ nhiều về “nguyên nhân” và "trách nhiệm”. 

thethKenan Malik, một cây viết phụ trách chuyên mục của báo Anh The Guardian, cho rằng trong cả hai trường hợp, mọi người dường như quan tâm đến chuyện đổ lỗi nhiều hơn là tìm ra nguyên nhân sâu xa hơn, từ đó tìm ra cách thức ngăn chặn thảm họa tàn khốc tương tự sau này. 

Trong vụ 39 người thiệt mạng trên chiếc xe tải được phát hiện ở Essex, cuộc điều tra của cảnh sát và báo chí đều đang tập trung vào những đường dây buôn người. Theo cách thể hiện của cảnh sát, các chính trị gia và báo chí, những người di cư là nạn nhân của những kẻ buôn người vô đạo đức.

Cuộc điều tra của cảnh sát vẫn đang tiếp diễn nên thông tin cụ thể về vụ việc chưa được làm sáng tỏ. Nhưng đây không phải lần đầu tiên xảy ra một thảm hoạ như vậy, và mọi người biết về tình trạng buôn người cũng như những lý do đằng sau nó từ các cuộc điều tra của cảnh sát và giới nghiên cứu. 

Người di cư không đơn giản là nạn nhân. Và những kẻ buôn người không ép những người đó phải đi. Chúng khác với những kẻ bắt cóc hay cưỡng ép ra đi.  “Những kẻ buôn người có thể rất tàn nhẫn và thường lừa dối người di cư. Nhưng chúng cung cấp dịch vụ cho những người muốn đi và người di cư chấp nhận trả tiền cho chúng”, Hein de Haas, nhà xã hội học và là một chuyên gia về di cư, nói. Người di cư sẵn sàng trả tiền vì các nước giàu ở phương Tây đã chặn hầu hết các đường vào hợp pháp. Ông de Haas cho rằng, những chính sách nhập cư đó “tạo ra một thị trường khổng lồ cho hoạt động buôn người”. 

Hiếm khi bối cảnh rộng hơn dẫn đến tình trạng buôn người được mang ra thảo luận. Cảnh sát, các chính trị gia và nhà báo dường như đều tin rằng, những kẻ buôn người hoạt động vì tồn tại một khoảng trống chính sách, rằng chúng buôn người đơn giản vì chúng vô đạo đức. 

Theo ông Malik, lối suy nghĩ đó sẽ khiến những thảm hoạ như vụ 39 người trên container ở Purfleet tái diễn. Mỗi khi xảy ra vụ việc người di cư thiệt mạng theo cách khủng khiếp, người ta đều kêu gọi cần thắt chặt kiểm soát nhập cư. Thắt chặt kiểm soát sẽ khiến người di cư chấp nhận đi theo những con đường nguy hiểm hơn và phải dựa vào những kẻ buôn người nhiều hơn. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều cái chết hơn nữa, một cái vòng luẩn quẩn mà dường như mọi người chưa nhìn ra. 

Ông Malik cho rằng, một câu hỏi đặt ra những thảm họa nhân đạo đó nêu ra là: Chúng ta có thực sự muốn ngăn ngặn thảm kịch tương tự tái diễn trong tương lai? Hay chúng ta hài lòng với việc tìm ra người để buộc tội?

MỚI - NÓNG