Thành phố Sapporo nằm ở phía bắc tỉnh Hokkaido là quê hương của mì miso ramen. Món ăn đặc biệt này là thành quả khi kết hợp mì cùng với canh miso.
RamenYokocho là một con phố nổi tiếng ở Sapporo vì có rất nhiều cửa hiệu bán mì ramen và cũng là nơi sinh ra món mì ngon trứ danh này.
Không phải tất cả các món ramen ở Hokkaido đều có canh miso. Mì đặc trưng nhất ở thành phố Asahikawa là shoyu. Một bát shoyu có nước súp nấu từ thịt heo, xương gà và nước hầm từ hải sản.
Shio là món mì ramen nổi tiếng của thành phố Hakodate, tỉnh Hokkaido. Bát mì shio có nước hầm xương heo được nấu với lửa nhỏ sau đó nêm vừa đủ gia vị.
Món mì ramen được làm ra từ năm 1965 ở thành phố Muroran, tỉnh Hokkaido, nhưng không được nhiều thực khách ưa thích như vài năm gần đây.
Tại khu Hakata, thành phố Fukuoka, tỉnh Fukuoka, yatai (các xe bán đồ ăn di động) xuất hiện hàng ngày dọc các con sông ở quận Tenjin. Những người bán hàng ở đây chủ yếu phục vụ tonkotsu, một món ramen truyền thống.
Mì tonkotsu ở khu Hakata, tỉnh Fukuoka, đảo Kyushu, có nước hầm từ xương heo nấu sôi trong vài ngày. Ở Nhật Bản người dân phục vụ mì ramen từ chiều muộn cho tới sáng hôm sau là điều bình thường.
Mì ramen ở tỉnh Kumamoto, đảo Kyushu, có chung nguồn gốc với tonkotsu của khu Hakata. Người Kumamoto đã sáng tạo thêm bằng cách cho thêm nước hầm gà vào súp cùng với một chút tỏi vào ramen.
Ở Kumamoto người ta thường ăn mì ramen với tỏi được chế biến thành dạng dầu gọi là mayu. Người ăn có thể cho thêm nếu cần thiết vì dầu được làm và để sẵn trong lọ đặt trên bàn ăn.
Mì ramen ở Tokyo lại được sáng tạo theo một cách khác bởi Harukiya, đây là quán mì nổi tiếng, luôn có khách đến ăn xếp hàng dài vào mỗi cuối tuần.