Các khối băng đã bị tách ra từ dòng sông băng Petermann Glacier (dài khoảng 1.000 km), ở phía Đông Bắc đảo Greenland.
Theo giáo sư Andreas Muenchow, đến từ trường Đại học Delaware, đây là tảng băng lớn nhất Bắc Cực, tan chảy từ năm 1962. Nó có thể bị đông cứng tại chỗ trong suốt mùa đông hoặc trôi về vùng biển giữa đảo Greenland và Cannada.
“Nếu tảng băng di chuyển về phía Nam, nó sẽ gây cản trở cho tàu thuyền đi lại” - giáo sư Andreas Muenchow cho biết.
Những vết nứt trên sông băng Petermann Glacier đã được phát hiện từ năm ngoái.
Một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Băng Canada đã phát hiện ra hiện tượng băng vỡ này từ hình ảnh vệ tinh của Nasa từ cuối tuần qua – giáo sư Muenchow nói.
Những hình ảnh thu được cho thấy, sông băng Petermann Galcier đã ngắn đi khoảng 70 km vì nhiều tảng băng bị tách ra.
Giáo sư Muenchow cho rằng, đây có thể là hậu quả trước mắt của hiện tượng trái đất đang nóng lên.
Trong sáu tháng đầu năm nay, nhiệt độ trên toàn cầu đã đạt mức kỷ lục, dẫn đến hàng nghìn tảng băng tan ra khỏi đảo băng Greenland hàng năm, tuy nhiên hiếm có tảng băng lớn như khối băng này.
Phạm Hằng
Theo BBC