Vở kịch về công chúa nổi tiếng nhà Trần

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lễ khai mạc Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ 5/2022 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tối 25/9. Vở diễn “Trung trinh liệt nữ” được chọn mở màn cho Liên hoan này.

Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ 5 - năm 2022 diễn ra từ 25/9 đến 2/10 thu hút 13 vở diễn thuộc các đơn vị biểu diễn nghệ thuật Thủ đô và một số tỉnh thành như Nhà hát Kịch Hà Nội, Chèo Hà Nội, Cải lương Hà Nội, Nhà hát Kịch Quân đội, Chèo Quân đội, Cải lương Việt Nam...

Vở kịch về công chúa nổi tiếng nhà Trần ảnh 1
Ban tổ chức tặng hoa Hội đồng giám khảo. Ảnh: Quang Tấn.

Bà Phạm Thị Mỹ Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) Hà Nội nhấn mạnh Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ 5/2022 là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, là hoạt động nghề nghiệp, cuộc biểu dương lực lượng của các đơn vị sân khấu. “Tác phẩm tham gia có chất lượng nghệ thuật cao, mang giá trị tư tưởng truyền thống của dân tộc, tôn vinh phẩm chất của người Hà Nội, của mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến”, bà Phạm Thị Mỹ Hoa nói.

Vở kịch về công chúa nổi tiếng nhà Trần ảnh 2

Bà Phạm Thị Mỹ Hoa, Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: Quang Tấn.

Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội hy vọng thế hệ nghệ sĩ trẻ chứng tỏ sức thanh xuân trong nghệ thuật và mong muốn khán giả thủ đô tiếp tục ủng hộ các đêm diễn, đặc biệt là khán giả trẻ.

NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khẳng định Liên hoan này không chỉ là hoạt động nghề nghiệp có tính sự kiện, tiếp nối, cuộc tụ hội của các đơn vị sân khấu mà còn là cơ hội giao lưu, học hỏi giữa các đơn vị nghệ thuật. Hội kỳ vọng các nghệ sĩ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng tác phẩm có giá trị tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao đáp ứng mong mỏi của khán giả Thủ đô và cả nước.

Vở kịch về công chúa nổi tiếng nhà Trần ảnh 3

NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khẳng định Liên hoan là cơ hội giao lưu, học hỏi giữa các đơn vị nghệ thuật. Ảnh: Quang Tấn.

“Liên hoan là dịp để các cơ quan quản lý Nhà nước có cách nhìn khái quát về sự phát triển của các loại hình nghệ thuật sân khấu trên địa bàn cũng như các đơn vị nghệ thuật của các tỉnh bạn, để có những giải pháp đầu tư phát triển nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển tốt hơn nữa nghệ thuật sân khấu thủ đô, góp phần làm giàu văn hóa Thủ đô và toàn quốc”, NSND Trịnh Thúy Mùi nêu.

Ban Tổ chức chiêu đãi khán giả vở diễn mở màn Trung trinh liệt nữ do đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai dàn dựng dựa trên kịch bản của tác giả Trần Hồng Vân, do tác giả Mai Văn Sinh chuyển thể chèo. Trung trinh liệt nữ quy tụ nhiều gương mặt nghệ sĩ, diễn viên tên tuổi của Nhà hát Chèo Hà Nội.

Vở kịch về công chúa nổi tiếng nhà Trần ảnh 4

Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ 5 chính thức mở màn với vở diễn Trung trinh liệt nữ. Ảnh: Quang Tấn.

Các vở diễn dự thi được giới thiệu đến công chúng vào các khung giờ 9h, 14h30, 20h tại nhiều địa điểm: Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Quân đội, Nhà hát Quân đội, Rạp Công Nhân…

Vở diễn Trung trinh liệt nữ là câu chuyện về công chúa An Tư, một trong hai công chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử thời nhà Trần với cuộc hôn nhân mang tính trọng đại vì đất nước. Khi Thoát Hoan dẫn quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ 2, trước thế giặc hung hãn, triều đình nhà Trần tìm kế hoãn binh để củng cố lực lượng nên gả công chúa An Tư cho Thoát Hoan.

Từ trong lòng quân giặc, công chúa An Tư bí mật gửi tin tức về tình hình quân Nguyên cho nhà Trần biết để tìm cách phản kích. Khi nhà Trần phản công mạnh mẽ, An Tư biến mình thành ngọn lửa sống để dẫn đường cho quân nhà Trần biết chỗ ở của Thoát Hoan mà đến tấn công, khiến cho Thoát Hoan phải trốn trong ống đồng về nước. Sự hy sinh quên mình của An Tư công chúa góp phần không nhỏ trong cuộc kháng chiến Mông - Nguyên thắng lợi lần thứ 2 đầy vẻ vang trong lịch sử nhà Trần…

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.