VN vô địch AFF Cup - sự kiện bóng đá châu Á 2008

VN vô địch AFF Cup - sự kiện bóng đá châu Á 2008
TPO - Cây bút John Duerden của trang thể thao toàn cầu Goal.com đã bầu chọn việc đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch AFF Cup là một trong 10 sự kiện lớn nhất của bóng đá châu Á 2008.

Dù không có World Cup hay Asian Cup, 2008 vẫn là một năm bận rộn của bóng đá châu Á. Sau đây là 10 sự kiện bóng đá lớn nhất châu lục trong 12 tháng qua.

10. Giải bóng đá Iran: Kịch tính của Persepolis

Chưa có năm nào, giải bóng đá Iran lại kịch tính như năm nay. Tuyển Persepolis dẫn đầu phần lớn mùa giải, nhưng sau đó mất phong độ rồi để thua đối thủ Sepahan 2 điểm trước khi bước vào vòng cuối cùng.

Trong trận đấu cuối cùng, trước sự chứng kiến của hơn 100.000 khán giả sân nhà, bàn thắng phút 96 từ pha đánh đầu của Sepehr Heidari đã giúp Persepolis đăng quang ngoại mục.

9. Maldives vô địch Nam Á

Điều gì xảy ra khi một đội bóng đến từ hòn đảo bé nhỏ với 300.000 người dân đánh bại láng giềng với hơn 1 tỷ người? Đó là mùa hè đáng nhớ khi Maldives khi hạ Ấn Độ trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá Nam Á.

8. Rivaldo và Zico (và vụ mua hụt Eto’o) tới Uzbekistan

Những năm gần đây, nhiều ngôi sao lớn đến châu Á thi đấu. Mùa hè qua, thủ đô Tashkent của Uzbekistan lần lượt chào đón Rivaldo, HLV Zico và sau đó suýt nữa là tiền đạo Samuel Eto’o đang ở đỉnh cao phong độ.

7. Việt Nam vô địch Đông Nam Á

VN vô địch AFF Cup - sự kiện bóng đá châu Á 2008 ảnh 1

Đội tuyển Việt Nam dâng cao cúp vàng. Ảnh: Phạm Yên

Danh hiệu vô địch đã thỏa niềm mơ ước của Việt Nam sau bao năm chờ đợi. Dường như Năm mới đã đến sớm trên khắp mọi miền đất nước, từ Hà Nội, Huế đến TPHCM.

Loại ĐKVĐ Singapore ở bán kết, Việt Nam hạ Thái Lan trên sân khách rồi cầm hòa trên sân nhà để đăng quang. Bóng đá Việt Nam có thể tiến nên một nấc thang mới? - là câu hỏi cho năm 2009.

6. Các cầu thủ Iraq tập luyện tại Baghdad

Tháng 9, nhà vô địch châu Á lần đầu tiên trở lại thủ đô Baghdad để tập luyện sau thời gian dài chiến tranh và cấm vận (dưới thời cựu Tổng thống Saddam Hussein). Đó là một khoảnh khắc, mà ở đó, bóng đá đã che khuất chiến tranh.

5. Gamba Osaka và Nhật Bản

Năm thứ hai, một đội bóng Nhật vô địch Champions League châu Á và cũng năm thứ hai một đội bóng Nhật được đối đầu với nhà vô địch châu Âu tại FIFA Club World Cup.

4. Thất bại tại Olympic

Bóng đá châu Á hoàn toàn thất bại tại Olympics Bắc Kinh 2008 .

Hàn Quốc là đội duy nhất có được một chiến thắng trong các đại diện châu Á tham dự. Trung Quốc mong muốn nhiều, nhưng không thể làm gì hơn, còn Australia chỉ kiếm được một điểm, trong khi Nhật Bản thua cả ba trận.

3. Quy định mới 'Asian Berth'

Quy định này lần đầu tiên được Nhật áp dụng, sau đó lan tỏa ra toàn bộ châu Á, cho phép các đội bóng ký hợp đồng với các cầu thủ từ các nước là thành viên AFC mà không bị xem là ràng buộc giới hạn 3 cầu thủ nước ngoài.

2. LĐBĐ châu Á thay đổi trụ sở

Chủ tịch LĐBĐ châu Á Mohamed Bin Hamman đã gây sốc khi đề nghị chuyển trụ sở LĐBĐ châu Á, vốn đóng tại Kuala Lumpur từ khi thành lập 1965 ra khỏi đất nước Malaysia. UAE và Qatar cùng Singapore đang là các ứng viên.

1. Bê bối trận Qatar - Iraq

Câu chuyện lớn nhất và gây tranh cai nhất trong năm là có một cầu thủ Qatar không đủ tư cách tham dự trận đấu với Iraq tại vòng loại World Cup 2010, trận đấu mà Qatar thắng.

Sau đó, Iraq đã khiếu nại, đầu tiên lên FIFA sau đó là CAS, tòa án thể thao, nhưng cuối cùng Iraq đã thất bại vì họ không đóng phí khiếu nại đúng thời gian!

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.