Virus cúm gia cầm tồn lưu trong môi trường dài hơn

Virus cúm gia cầm tồn lưu trong môi trường dài hơn
TPO – Đây là thông tin được Trung tâm chẩn đoán thú y T.Ư đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chiều nay, 26/6 về khả năng tồn tại của virus cúm gia cầm.
Virus cúm gia cầm tồn lưu trong môi trường dài hơn ảnh 1
Vịt chết rữa,lâu ngày không được thu gom ở xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Tây. Ảnh: Phạm Yên

Ông Nguyễn Văn Cảm, Phó giám đốc Trung tâm chẩn đoán thú y T.Ư cho biết kết quả kiểm tra tỷ lệ bảo hộ trên đàn gia cầm đã tiêm phòng mới đây ở Hà Tây cho thấy tỷ lệ bảo hộ trên đàn gà đạt 85%, trên đàn vịt đạt 74%. Tỷ lệ bảo hộ trên đàn ngan chỉ đạt khoảng 13%.

Cũng tại tỉnh Hà Tây, các xét nghiệm đối với đàn gia cầm, thuỷ cầm chưa được tiêm phòng cho thấy tỷ lệ vịt mang kháng thể virus H5N1 nhiễm tự nhiên lên tới 12,2%, ngan là 2,2%, trong khi trên đàn gà không phát hiện virus nhiễm tự nhiên.

Kết quả này một lần nữa khẳng định virus H5N1 đang lưu hành rộng rãi trong môi trường chăn nuôi của nước ta và vịt là đối tượng chính mang mầm bệnh, làm dịch bệnh lây lan. Trước kết quả này, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Chi cục Thú y Hà Tây xem xét lại quy trình kỹ thuật tiêm phòng cho đàn ngan.

Năm 2003 thời gian tồn tại của virus cúm gia cầm trong phân thải của gia cầm là 10 ngày. Đến năm 2004, khả năng tồn tại tăng lên từ 11 đến 14 ngày. Dù chưa có kết quả nghiên cứu đối với virus cúm gia cầm năm 2006 nhưng theo các nhà khoa học thì khả năng tồn tại của virus sẽ còn kéo dài hơn.

Cũng theo ông Cảm, kết quả nghiên cứu hiệu quả của vaccine phòng cúm gia cầm tiêm cho bồ câu mới đây của Trung tâm cho thấy hiệu quả bảo hộ của vaccine có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng.

Trên diện rộng hơn, kết quả giám sát sơ bộ sau tiêm phòng đối với đàn thủy cầm cũng cho thấy tại 7 tỉnh lấy mẫu xét nghiệm thì có 6 tỉnh có mẫu xét nghiệm dương tính. Đặc biệt một số đàn vịt có tỷ lệ lưu hành virus rất cao như Hà Nội (21,67%), Bắc Giang (16,67%), Bắc Ninh (7,78%).

Một điều đáng lưu ý, theo đại diện của Trung tâm chẩn đoán thú y T.Ư, đó là nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học nước ngoài cho thấy khả năng tồn tại của virus cúm gia cầm ở ngoài không khí đang ngày càng kéo dài hơn.

Theo đó, nghiên cứu cho thấy, năm 2003 thời gian tồn tại của virus cúm gia cầm trong phân thải của gia cầm là 10 ngày. Đến năm 2004, khả năng tồn tại tăng lên từ 11 đến 14 ngày. Dù chưa có kết quả nghiên cứu đối với virus cúm gia cầm năm 2006 nhưng theo các nhà khoa học thì khả năng tồn tại của virus sẽ còn kéo dài hơn.

Các cuộc nghiên cứu gần đây nhất cũng cho thấy virus cúm gia cầm ở Hồng Kông có thể tồn tại ở môi trường 37 độ C trong vòng 2 ngày. Cũng với nhiệt độ môi trường bên ngoài như vậy, virus cúm gia cầm ở một số nước châu Á trong năm 2004 có thể tồn tại tới 6 ngày. Điều này cho thấy khả năng tồn tại của virus cúm gia cầm ở bên ngoài không khí cũng được kéo dài hơn.

Nhiều nguy cơ tái phát dịch ở ĐBSCL và miền Nam

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cũng cảnh báo về nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm tại khu vực ĐBSCL và miền Nam. Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, theo chu kỳ dịch thì giai đoạn cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bắt đầu của một chu kỳ dịch mới.

Hơn nữa đây là thời điểm theo thói quen người dân ở khu vực này nuôi chạy đồng khi ĐBSCL tới bước vào vụ gặt của vụ hè thu nên nguy cơ tái bùng phát dịch càng cao.

Trong khi dịch cúm được khống chế tại một số địa phương thì ở một số tỉnh, thành như Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, dịch vẫn diễn biến rất phức tạp, kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nguy cơ tái phát ở ĐBSCL là rất cao vì cuối tháng 7, đầu tháng 8 là một chu kỳ dịch mới và là mùa gặt với rấ nhiều vịt chạy đồng.

Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh cũng cho biết đã có thêm hai tỉnh nữa là Sơn La và Nam Định đã ra khỏi bản đồ dịch sau 21 ngày liên tục không để phát sinh ra các ổ dịch mới. Tuy nhiên, trong khi dịch cúm được khống chế tại một số địa phương thì ở một số tỉnh, thành như Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, dịch vẫn diễn biến rất phức tạp, kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo nhận định, khả năng dịch tiếp tục phát sinh tại các tỉnh mới là rất cao do công tác tiêm phòng vaccine không được đảm bảo; công tác quản lý ấp nở, nuôi mới thủy cầm tại nhiều địa phương còn lỏng lẻo không được quan tâm.

Đến nay cả nước chỉ còn 12 tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là Nghệ An, Hải Phòng, Bắc Giang, Cần Thơ, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tĩnh và Cao Bằng.

MỚI - NÓNG