“Vietnam Airlines cần nỗ lực để giảm thiểu chi phí và thoát khỏi vụ kiện”

“Vietnam Airlines cần nỗ lực để giảm thiểu chi phí và thoát khỏi vụ kiện”
Xung quanh việc Tổng Cty Hàng không Việt Nam có nguy cơ bị mất “oan” hơn 5 triệu euro, phóng viên Tiền Phong đã trao đổi với PGS - TS Phạm Duy Nghĩa, Chủ nhiệm Bộ môn Luật kinh doanh - khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Vietnam Airlines cần nỗ lực để giảm thiểu chi phí và thoát khỏi vụ kiện”

Thưa ông, vì sao ban đầu bên nguyên đơn đưa ra mức bồi thường thấp, nhưng sau khi phán quyết của toà thì họ lại đưa ra mức bồi thường cao hơn 8 lần? 

Theo tôi chuyện này cũng rất bình thường thôi, bởi vì theo luật pháp các nước thường thì phiên toà có hai phần. Phần thứ nhất là tuyên về nội vụ, còn phần thứ hai là tuyên án phí và những lệ phí liên quan khác.

Phần nội vụ tức là bên nguyên đơn đưa ra mức bồi thường bao nhiêu. Phần án phí là những khoản phí liên quan đến quá trình tranh tụng. Nếu như bên nào thua kiện thì buộc phải gánh chịu toàn bộ chi phí tranh tụng và toàn bộ những khoản chi phí khác của vụ kiện.

Các khoản chi phí khác ít nhất phải bao gồm 3 khoản: toàn bộ chi phí của toà án, chi phí của luật sư và khoản chi phí giám định. Thời gian tranh tụng càng dài thì những khoản phí đó càng lớn. Điều này tất yếu nó sẽ kéo theo thành một khoản khổng lồ đôi khi làm cho bạn ngạc nhiên về con số mà toà áp chế buộc mình phải trả cho bên nguyên đơn.

Tất cả những điều này hẳn sẽ làm cho nhiều người ngạc nhiên nhưng theo tôi là đúng với luật pháp quốc tế thông thường. Cho nên đừng ngạc nhiên vì sao sau khi toà xử bên nguyên đơn lại đưa ra mức bồi thường cao hơn. 

Ông đánh giá như thế nào về khả năng kháng án của VNA trong vụ này?

Khó có thể đánh giá được nếu như không có hồ sơ của vụ việc. Nhưng tôi có thể nói ở hai điểm. Xét về luật nội dung VNA có thể có lý, vì VNA không có liên đới với vị luật sư đó. Đây không phải là thoả thuận quan hệ hợp đồng tay ba, VNA là một đối tác không liên quan đến ông luật sư này.

Xét về mặt luật thủ tục, khi toà cho VNA thời hạn kháng án nhưng nếu vượt quá thời hạn đó không tham dự thì chính VNA đã tự cướp đi quyền kháng án của mình. Khi mà quyền kháng án bị mất thì đương nhiên bản án sẽ có hiệu lực kể cả việc xử vắng mặt.

Theo tôi VNA có thể thắng về luật nội dung nhưng lại thua ở luật thủ tục.

Qua vụ việc này theo ông vấn đề hành xử của các Cty Việt Nam phải như thế nào? 

Việc kiện tụng của doanh nghiệp là chuyện bình thường. Không nên nói việc thắng hay thua ở đây, vấn đề bây giờ là VNA cần nỗ lực để giảm được chi phí và thoát ra vụ kiện này. Qua việc này theo tôi các doanh nghiệp nên có những khoản chi phí xứng đáng cho luật sư để nghiên cứu thông thạo luật pháp của các nước chứ không nên làm ăn theo cách cảm tính.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.