Vietcombank - Bản lĩnh “thức thời” hướng đến Ngân hàng số 1

Vietcombank - Bản lĩnh “thức thời” hướng đến Ngân hàng số 1
TP - Lịch sử gần 55 năm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tạo dựng nên một Vietcombank lớn mạnh, chuẩn mực, uy tín trong nước và quốc tế. Lịch sử truyền thống đang chuyển sang một trang mới với tinh thần “sẵn sàng đổi mới” – một trong những giá trị văn hóa cốt lõi của ngân hàng. Xác lập mục tiêu trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam vào năm 2020 cũng là “sứ mệnh”, trọng trách của Vietcombank!
Vietcombank - Bản lĩnh “thức thời” hướng đến Ngân hàng số 1 ảnh 1

Vietcombank đạt xếp hạng tín nhiệm cơ sở  cao nhất trong số 14 ngân hàng được đánh giá của  Moody’s công bố năm 2016.

Sớm “tiếm” ngôi vị đầu

Năm 2016, Vietcombank đã tăng vốn điều lệ từ mức 26.650 tỷ đồng lên mức ~ 36.000 tỷ đồng (tăng thêm ~ 9.300 tỷ đồng). Vietcombank cũng phát hành thành công 8.000 tỷ trái phiếu dài hạn giúp tăng vốn tự có cấp 2. Năm 2016, Vietcombank cán đích lợi nhuận hơn 8500 tỷ, “xém” tí chút xác lập vị trí số 1.

Từng nhớ có lần, một lãnh đạo ngành ngân hàng nói rất thật suy nghĩ : Nếu để tìm ngân hàng nào thực sự tốt nhất trên thị trường Việt Nam, chắc ông sẽ chọn Vietcombank bởi đây là ngân hàng thực sự lành mạnh và minh bạch và có nhiều cái…nhất. Lại chợt nhớ vài năm trước, trong câu chuyện khi mới nhậm chức lúc đó, tân lãnh đạo Vietcombank, Chủ tịch HĐQT Vietcombank-  ông Nghiêm Xuân Thành cũng tự bạch: “Vietcombank còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác hết . Tôi tin ngân hàng sẽ tăng tốc và sớm xác lập vị trí số 1 trong làng ngân hàng Việt”.

Nói là làm, 5 năm qua, người Vietcombank làm nhiều hơn, vất vả hơn, khẩn trương quyết liệt và bài bản hơn. Cái đó, ai ở trong Vietcombank sẽ thấu, lãnh đạo, các  trưởng bộ phận sẽ thấu và tất nhiên, gần 15.000 cán bộ, nhân  viên còn thấu hơn.

Vietcombank - Bản lĩnh “thức thời” hướng đến Ngân hàng số 1 ảnh 2 Năm 2017, Vietcombank hứa hẹn dẫn đầu về lợi nhuận.

Tiên phong tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020

Nhìn lại lịch sử 50 năm qua, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán tại thị trường Việt Nam.

Giai đoạn 2000-2005, Vietcombank còn là NHTM Nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa, chuyển đổi thành NHTMCP và niêm yết trên sàn chứng khoán; là NHTM Nhà nước đầu tiên phát hành thành công cổ phần cho đối tác chiến lược (Mizuho Bank, 2011).

“Vietcombank đang phấn đấu và chắc chắn sẽ là ngân hàng Việt Nam tiên phong đáp ứng yêu cầu Basel II vào năm 2018”

 Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank

Tháng 7/2017, ngay sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại (QĐ số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017) và Thống đốc NHNN chỉ đạo các TCTD xây dựng Đề án cơ cấu lại, Vietcombank đã hoàn thiện Đề án cơ cấu lại và trình NHNN xem xét phê duyệt. “Vietcombank là ngân hàng đầu tiên hoàn thiện trình đề án cơ cấu lại ngân hàng giai đoạn 2016-2020 và tiên phong thực hiện đề án.”, Chủ tịch nhà băng, ông Nghiêm Xuân Thành bật mí.

Nhưng nói thế là không để chủ quan. Vietcombank xác định cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Đơn cử trong lĩnh vực bán buôn, cạnh tranh tới từ nhóm ngân hàng TMCP Nhà nước do có phân khúc khách hàng và sản phẩm khá tương đồng. Còn mảng bán lẻ, cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ đến từ các ngân hàng lớn mà còn từ các ngân hàng TMCP tư nhân, chi nhánh/ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các tổ chức tài chính phi tín dụng.

Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những thay đổi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do công nghệ mang lại, Vietcombank như nhiều nhà băng chấp nhận sự xuất hiện và thâm nhập ngày càng sâu rộng của các Fintech, các sản phẩm dịch vụ tài chính số. Có điều, ngân hàng sẽ liên tục đổi mới để bắt kịp xu hướng công nghệ và gia tăng năng lực cạnh tranh.

Vietcombank - Bản lĩnh “thức thời” hướng đến Ngân hàng số 1 ảnh 3 Chủ tịch HĐQT Vietcombank - Ông Nghiêm Xuân Thành.

Tầm nhìn vươn xa

Trong Đề án tái cơ cấu, Vietcombank ưu tiên cơ cấu lại hoạt động, trong đó xác định 3 trụ cột kinh doanh là: bán lẻ, kinh doanh vốn và dịch vụ. Vietcombank sẽ chuyển đổi cơ cấu thu nhập, tăng tỷ trọng thu từ phi tín dụng trong tổng thu từ hoạt động kinh doanh lên mức 30-35% vào năm 2020. Cùng với đó, nâng cao năng lực tài chính thông qua tiếp tục đẩy mạnh xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng. Nợ xấu đã từng bước được đẩy lùi và kiểm soát chặt chẽ, đã “sạch” nợ VAMC, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu ở mức an toàn.

Cũng trong Đề án, Vietcombank xác định tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao hệ số an toàn vốn, đáp ứng yêu cầu của Basel II và yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh. Triển khai các dự án chuyển đổi nâng cao năng lực quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất: mô hình tín dụng tập trung CTOM, thay thế Core banking, Quản lý tài sản nợ có và phân tích lợi nhuận đa chiều ALM-FTP-MPA, hệ thống tài trợ thương mại tập trung TF, ngân hàng điện tử Digital banking… Đặc biệt là các sáng kiến trong tổng thể chương trình Basel II và gần 50 sáng kiến trong chiến lược phát triển Công nghệ thông tin hiện đại hóa ngân hàng. “Vietcombank đang phấn đấu và chắc chắn sẽ là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu Basel II vào năm 2018”, ông Nghiêm Xuân Thành chia sẻ.

Theo kết quả xếp hạng do Fitch, S&P và Moody’s công bố năm 2016, Vietcombank nằm ở vị trí dẫn đầu trong số các NHTM Việt Nam được đánh giá xếp hạng. Riêng với Moody’s, đánh giá xếp hạng lần đầu tiên cho thấy Vietcombank đạt xếp hạng tín nhiệm cơ sở (Baseline Credit Assessment – BCA) cao nhất trong số 14 ngân hàng được đánh giá, ở mức b2 và gần đây nhất, vào tháng 9/2017, Vietcombank vinh dự được Tạp chí Asiamoney bình chọn là Thương hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Điều này khẳng định vị thế dẫn đầu của Vietcombank trên thị trường cũng như thể hiện tầm nhìn chiến lược của Ban Lãnh đạo Vietcombank khi luôn dành quan tâm đặc biệt cho công tác xếp hạng tín nhiệm. 

Tầm nhìn 2020, Vietcombank xác định trở thành Ngân hàng  số 1 tại Việt Nam, một trong 100 Ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới & được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất. Ở giai đoạn tiếp theo sau năm 2020, Vietcombank định hướng tiếp tục duy trì vị thế ngân hàng số 1 tại Việt Nam và từng bước nâng cao vị thế trong khu vực.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.