Việt Nam thành bãi rác về công nghệ chiếu sáng?

Ông Nguyễn Tăng Cường - Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung (phải) trao đổi về công nghệ với Tổng giám đốc Cty chiếu sáng TP HCM.
Ông Nguyễn Tăng Cường - Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung (phải) trao đổi về công nghệ với Tổng giám đốc Cty chiếu sáng TP HCM.
TP - Nhiều chuyên gia cho rằng, tiết kiệm điện phải đập bỏ bóng đèn truyền thống như sợi đốt, huỳnh quang, compact để sử dụng đèn led. Đồng thời nhiều ý  kiến cũng lo lắng Việt Nam thành bãi rác thải của thế giới.

Để tiết kiệm điện, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải (ông già Ozon) nói, cách đây 8 năm, khi tham gia các hội nghị chiếu sáng quốc tế, ông đã đề nghị nhà sản xuất đập các bóng đèn huỳnh quang. Đến Hội thảo “Cơ hội và thách thức ngành chiếu sáng Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế hôm 15/4”, ông rất mừng khi các doanh nghiệp không còn trưng bày đèn compact, đèn huỳnh quang.

Theo tiến sĩ Khải, nhiều đơn vị trưng bày sản phẩm, có nhiều người trẻ xuất hiện, nhưng rất xấu hổ vì những sản phẩm hầu hết chỉ vỏ là của Việt Nam. “Hiện nhiều toà nhà lắp đặt những loại đèn là sản phẩm của rác thải, kể cả hội trường hội thảo này (Bảo tàng Hà Nội). Bật đèn chiếu lên nhưng tối mù mù”, ông Khải nhấn mạnh, không nghiên cứu về quang dẫn, về lớp tiếp xúc led, không chế tạo đèn, Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của thế giới.

Trao đổi thêm với ông Nguyễn Tăng Cường – Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung cho rằng: Nhiều người hiện chưa nhận thức được vấn đề tiết kiệm điện năng hoặc tiếc tiền, chưa mạnh dạn đập bỏ các loại bóng đèn sợi đốt, huỳnh quang, compact… Ông Cường phân tích, đèn led có nhiều khả năng vượt trội, nếu người dân sử dụng loại đèn này thì khoản tiền tiết kiệm điện trong khoảng 6 tháng sẽ đủ số tiền đầu tư sản phẩm mới.

Trên thị trường sản phẩm đèn led do tập đoàn công nghiệp Quang Trung sản xuất tiết kiệm tới 90% điện năng so với bóng đèn sợi đốt và 60% so với đèn huỳnh quang, compact. Sử dụng đèn led tối thiểu hóa lượng rác thải ra môi trường, có tuổi thọ gấp từ 4 đến 10 lần so với bóng đèn truyền thống.

Việt Nam thành bãi rác về công nghệ chiếu sáng? ảnh 1

Sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung.

Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đức Chiến, Phó chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam cho rằng, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc (sau Đức và Malaysia). Thống kê cho thấy, Trung Quốc xuất khẩu đèn led sang Việt Nam đạt 73,7 triệu USD, tăng trưởng 1.424%/năm vào quý I/2015.

Ông Nguyễn Tăng Cường – Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung cho rằng, để hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt cạnh tranh với sản phẩm Trung Quốc Tập đoàn đã đưa hàng loạt kĩ sư ra nước ngoài đào tạo, học tập. Tập đoàn nhập hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại từ Nhật, Đức…, sẵn sàng đáp ứng các sản phẩm công nghệ led cho thị trường trên cả nước.  

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.