Việt Nam sẵn sàng kiểm tra nhiễm xạ ở người

Thiết bị di động kiểm tra nhiễm phóng xạ trên người Ảnh: Quốc Dũng
Thiết bị di động kiểm tra nhiễm phóng xạ trên người Ảnh: Quốc Dũng
TP - Việt Nam sẵn sàng cho việc kiểm tra tình trạng nhiễm phóng xạ ở người từ Nhật Bản vào Việt Nam.

> Triệu chứng cơ thể bị nhiễm phóng xạ
> Người dân Trung Quốc đổ xô mua muối chống nhiễm xạ
> Ứng phó với khả năng có người nhiễm phóng xạ về từ Nhật
> Toàn cảnh vụ động đất gây sóng thần tấn công Nhật Bản

Thiết bị di động kiểm tra nhiễm phóng xạ trên người Ảnh: Quốc Dũng
Thiết bị di động kiểm tra nhiễm phóng xạ trên người.
Ảnh: Quốc Dũng .

Sáng qua, họp khẩn với các bộ, ngành liên quan, Bộ Y tế cho biết, sẵn sàng cử lực lượng y tế sang Nhật Bản cứu chữa các nạn nhân thảm họa ngày 11-3 và bàn kế hoạch kiểm tra nguy cơ nhiễm xạ ở người từ Nhật Bản trở về. Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VAEC) phối hợp với Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ này.

Bộ Khoa học&Công nghệ lên kế hoạch đo và giám sát ô nhiễm phóng xạ trong không khí tại tất cả trạm kiểm soát phóng xạ trên cả nước.

Tại trạm vùng phía Bắc, theo TS Trịnh Văn Giáp, Việt trưởng Viện Khoa học & Kỹ thuật Hạt nhân (INST), tần suất lấy mẫu không khí và nước mưa để phân tích đồng vị phóng xạ phát ra từ các lò hạt nhân Nhật Bản thay đổi ít nhất hai lần kể từ khi INST được lệnh gia tăng giám sát.

Trước đây, mỗi tháng, INST lấy mẫu một lần, mỗi lần kéo dài 4-5 ngày. Sau sự cố hạt nhân Fukushima đầu tiên, tần suất lấy mẫu được rút xuống còn năm ngày, hai ngày, rồi một ngày một lần. Trước sáu giờ chiều mỗi ngày, sẽ thông báo tình hình phóng xạ cả nước trên trang chủ của VAEC.

Tại khu vực phía Bắc, các mẫu không khí được lấy từ hai nơi là Hà Nội và tỉnh Lạng Sơn. Đến chiều qua, vẫn chưa phát hiện mẫu nào có biểu hiện nhiễm phóng xạ bay từ Nhật Bản sang.

Từ hôm qua, INST còn cho lấy mẫu nước mưa ở cả hai địa điểm, để xác định xem các đồng vị phóng xạ có lắng trong nước mưa hay không. Kết quả phân tích mẫu nước mưa phải hai ngày sau mới có.

Thiết bị di động kiểm tra nhiễm phóng xạ trên người Ảnh: Quốc Dũng

Từng phát hiện phóng xạ từ Chernobyl bay sang

Chuyên gia của INST khẳng định, thiết bị hiện tại tuy chưa phải hiện đại nhất nhưng đều đạt tiêu chuẩn đo lường quốc tế. Cách đây 25 năm, sau khi lò phản ứng hạt nhân Chernobyl (Ucraina) bị nổ, INST đo được bụi phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl bay sang Việt Nam.

Ghi nhận liên tục trong một tháng hồi tháng 6-1986, khu vực Hà Nội được xác định có đồng vị phóng xạ Cesium-137 trong không khí với nồng độ gấp 100 lần so với mức bình thường. Nồng độ hồi đó rất nhỏ so với nhiều nơi khác trên thế giới và chưa đến ngưỡng gây hại cho sức khỏe con người.

Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường trên toàn quốc, theo lộ trình, phải hoàn thành trước năm 2014, thời điểm Việt Nam bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Toàn quốc hiện chỉ có ba trạm vùng, bao gồm trạm vùng miền Bắc, trạm vùng miền Trung và trạm Tây Nguyên - Nam Bộ. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG