Việt Nam nói về việc bị Mỹ đưa khỏi danh sách nước đang phát triển

TPO - Đại diện thương mại Mỹ vừa qua đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển. Đại diện Bộ Ngoại giao vừa cho biết quan điểm của Việt Nam về vấn đề này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay (20/2), Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết, quan hệ kinh tế thương mại Việt - Mỹ trong thời gian qua tiếp tục phát triển tốt đẹp. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 76 tỷ USD trong năm 2019, tăng 25% so với năm 2018. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.

Hiện Việt Nam vẫn được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá tác động của việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển trong luật chống trợ cấp của Mỹ, đồng thời duy trì đối thoại, tìm ra các biện pháp phối hợp với phía Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, tiếp tục phát triển theo hướng hài hoà, bền vững, đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và Mỹ, ông Việt cho biết.

Trước đó, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 10/2 rút ngắn danh sách riêng của Mỹ về các nước đang phát triển và kém phát triển nhất.

USTR là cơ quan chuyên trách về soạn thảo và điều phối chính sách về kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp của Mỹ.

Các nền kinh tế bị đưa ra khỏi danh sách này gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và 15 nước khác ở châu Âu, Trung Á, Trung và Nam Mỹ, và châu Phi.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.