Việt Nam nhận 740.000 liều vắc xin Sputnik V

0:00 / 0:00
0:00
Việt Nam nhận 740.000 liều vắc xin Sputnik V
TPO - Ngày 29/9, lô vắc xin Sputnik V đầu tiên do đối tác Nga cung cấp cho Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài.

Lô vắc xin với 740.000 liều đã được Công ty TNHH MTV vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) tiếp nhận tại Hà Nội. Vabiotech là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Y tế - đối tác nhận chuyển giao công nghệ gia công đóng gói và sản xuất vắc xin Sputnik V của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga tại Việt Nam.
Đây là lô vắc xin Sputnik V đầu tiên về Việt Nam sau chuyến thăm Nga và làm việc với lãnh đạo Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga về việc cung cấp vắc xin, chuyển giao công nghệ gia công và sản xuất Sputnik V tại Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, hôm 27/9.

Đại diện Vabiotech cho biết đã nhận số lượng lớn bán thành phẩm để sản xuất vắc xin Sputnik V trong nước. Công ty dự kiến sẽ sản xuất 40 triệu liều từ nay đến tháng 6/2022. Tất cả số vắc xin được cung cấp và sản xuất trong nước sẽ được sử dụng trong chương trình tiêm chủng miễn phí cho người dân.

Ngày 26/9, Vabiotech công bố sản xuất thành công lô vắc xin phòng COVID-19 Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quy chuẩn được Viện Gamalaya (Nga) phân tích và thẩm định.

Vắc xin Sputnik V được phát triển dựa trên nền tảng vector adenovirus đăng ký đầu tiên trên thế giới, lịch tiêm là 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, vắc xin Sputnik V đạt hiệu quả lên tới 91,6%. Riêng đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau khi tiêm, 98% tình nguyện viên có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Vắc xin Sputnik V được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 23/3/2021.

Sputnik V đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 23/3. Theo Vabiotech, vắc xin Sputnik V được phát triển dựa trên nền tảng vector adenovirus, có một liệu trình hai mũi tiêm cách nhau 3 tuần. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin Sputnik V đạt hiệu quả lên tới 91,6%; hiệu quả tới 91,8% với tình nguyện viên trên 60 tuổi. Sau khi tiêm, 98% tình nguyện viên có kháng thể chống lại nCoV.

MỚI - NÓNG