Việt Nam có thêm hãng bay giá rẻ

AirAsia muốn lập liên doanh tại Việt Nam. Ảnh: Bloomberg.
AirAsia muốn lập liên doanh tại Việt Nam. Ảnh: Bloomberg.
Hãng hàng không giá rẻ AirAsia đang lên kế hoạch mở một hãng bay tại Việt Nam thông qua liên doanh với doanh nghiệp trong nước.

AirAsia sẽ hợp tác với Gumin và Công ty Hàng không Hải Âu. Hãng bay mới dự kiến bắt đầu hoạt động đầu năm tới, theo nguồn tin từ hãng hàng không Malaysia.

AirAsia Investment hôm nay đã ký thỏa thuận với Gumin, Hải Âu và ông Trần Trọng Kiên để lập liên doanh tại Việt Nam. Ông Kiên hiện là CEO Gumin, đồng thời là Chủ tịch kiêm CEO Thiên Minh Group (TMG) - công ty mẹ của Hải Âu.

Liên doanh của AirAsia tại Việt Nam sẽ cần vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng (44 triệu USD). Gumin sẽ sở hữu 70% liên doanh này, còn AirAsia nắm phần còn lại.

Việt Nam là quốc gia mới nhất thu hút AirAsia trong chiến dịch xây dựng một hãng bay giá rẻ trên toàn châu Á. Tốc độ tăng trưởng hành khách đi máy bay tại Việt Nam là 28%, gấp ba các quốc gia Đông Nam Á khác. AirAsia cho biết đây cũng là thị trường có lượng khách bay nội địa tăng gấp đôi từ năm 2013. Tầng lớp có thu nhập trung bình tại đây cũng sắp chạm mốc một phần tư dân số.

Nhiều năm nay, AirAsia đã lập công ty con tại Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản. Họ đã đặt hàng trăm máy bay trị giá nhiều tỷ USD từ Airbus để phục vụ nhu cầu tăng trưởng, đồng thời lên kế hoạch bán mảng cho thuê máy bay để có thêm tiền mặt.

"AirAsia đã khá chậm chân tại Việt Nam. Vì thế, họ sẽ đối mặt với thách thức lớn", Brendan Sobie – nhà phân tích tại CAPA Centre for Aviation nhận xét, "Thị trường này đã có 2 hãng giá rẻ là VietJet và Jetstar Pacific. Tốc độ tăng trưởng những năm tới có thể sẽ chậm lại, do thị trường đang bão hòa rồi".

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.