Việt Nam có thể bán 500.000 tấn gạo cho Bangladesh năm 2017

Việc Bangladesh có thể mua 500.000 tấn gạo của Việt Nam trong năm nay, có thể giúp thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam khởi sắc hơn trong thời gian tới
Việc Bangladesh có thể mua 500.000 tấn gạo của Việt Nam trong năm nay, có thể giúp thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam khởi sắc hơn trong thời gian tới
TPO - Bangladesh có nhu cầu mua 500.000 tấn gạo của Việt Nam trong năm 2017 và có thể mua đến 1 triệu tấn mỗi năm, từ nay đến năm 2022.

Chiều 23/5, được sự ủy quyền của hai Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Lương thực của Bangladesh- ông Advocate Qamrul Islam, ký gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo giữa hai nước.

Theo đó, bản ghi nhớ gia hạn lần này sẽ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký, từ năm 2017 đến năm 2022. Theo đó, mỗi năm tùy theo nhu cầu và giá cả thị trường thế giới, Việt Nam sẽ cung cấp cho Bangladesh số lượng gạo các loại lên đến 1 triệu tấn; hai bên cũng đã chỉ định các đầu mối của mình để giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng. 

 Ngay sau khi ký kết, phía Bangladesh đã thông báo việc phía bạn muốn mua ngay của Việt Nam khoảng 250.000- 300.000 tấn gạo trắng 5%. 

Việt Nam có thể bán 500.000 tấn gạo cho Bangladesh năm 2017 ảnh 1

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Lương thực của Bangladesh- ông Advocate Qamrul Islam ký gia hạn Bản ghi nhớ về thương mại gạo

Phía bạn chính thức mời đầu mối của phía Việt Nam sang Bangladesh trong thời gian sớm nhất để làm việc, đàm phán về giá cả và khối lượng, phương thức giao hàng…Đồng thời, phía bạn cũng cho biết mong muốn mua tổng số lượng khoảng 500.000 tấn gạo của Việt Nam từ nay đến hết năm 2017.
 Bangladesh là thị trường có dân số rất đông, trên 170 triệu người, sức tiêu thụ cao trong khi khả năng cung ứng lương thực còn thấp, thường xuyên phải đối mặt với mất mùa, thiên tai. 
 Trong bối cảnh ngành lúa gạo của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu, việc Chính phủ hai nước ký kết gia hạn được bản ghi nhớ này trong thời gian 5 năm sẽ giúp ngành sản xuất lúa gạo trong nước giải được một phần bài toán đầu ra, giúp các doanh nghiệp và bà con nông dân yên tâm sản xuất. 
 Bản ghi nhớ về thương mại gạo ở cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Bangladesh ký lần đầu vào ngày 18/4/2011 tại Hà Nội và có thời hạn đến ngày 31/12/2013. Sau đó, ngày 2/01/2014, hai bên đã ký lại để gia hạn MOU nói trên có hiệu lực tới ngày 31/12/2016. 
 Theo đó, năm 2011 và năm 2012, phía Việt Nam đã xuất khẩu được trên 300.000 tấn gạo sang Bangladesh để phục vụ nhu cầu trong nước cho phía bạn. Trong những năm tiếp theo, Bangladesh đã tự túc và sản lượng lúa gạo đã đủ cung cấp cho tiêu thụ nội địa nên phía bạn chưa đặt thêm vấn đề mua gạo của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, Bangladesh liên tục phải đối mặt với nhiều thiên tai, mất mùa, dẫn tới việc thiếu gạo để cung cấp đủ cho người dân trong nước.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.