Hướng tới kỷ niệm '1.000 năm Thăng Long – Hà Nội':

Viết 'Chiếu dời đô' bằng thư pháp

Viết 'Chiếu dời đô' bằng thư pháp
TP - Hướng tới kỷ niệm “1.000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Câu lạc bộ (CLB) thư pháp Việt Nam thuộc Hiệp hội làng nghề Việt Nam đang xúc tiến làm “Chiếu dời đô” bằng chất liệu đồng và gỗ lớn nhất từ trước tới nay, qua nghệ thuật thư pháp.
Viết 'Chiếu dời đô' bằng thư pháp ảnh 1
Nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách

Nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách (83 tuổi) trước đây làm việc tại Viện Đông y, học chữ Hán để dịch sách thuốc của Trung Quốc. Sau này, khi đã thông hiểu chữ Hán, ông tham gia dịch các tài liệu chữ Hán như các sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Quang Bích…

Ông cũng cộng tác với Viện Bảo tàng Hà Nội và các tỉnh để phục hồi hoặc viết mới các hoành phi, câu đối tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, chùa Láng ở Hà Nội… và Đền Hùng – Phú Thọ…

Ông đã viết “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đến 3 lần vào tấm lụa trắng rộng cỡ 3m để triển lãm, trong đó có một bức được ông Chương Thâu mang sang Nhật Bản tặng.

Về “Thiên đô chiếu” của nhà vua Lý Công Uẩn, ông thuộc lòng và đã viết về tác phẩm này cũng bằng chữ Hán, như sau: “Thiên tải nhất thì” nghĩa là nghìn năm một thuở, tạm dịch một nghìn năm mới có một chiếu dời đô, có thể đó là duy nhất ở Việt Nam.

Những chữ trên ông đã viết vào một tấm trướng lớn treo trong nhà, cùng với đôi câu đối “Hổ cứ long bàn thiên thiết hiểm/ Nhân khang vật phụ địa trung linh”, tạm dịch: Thế đất rồng cuộn, hổ ngồi/Người người mạnh khỏe, mọi vật đủ đầy Nhờ có đất linh thiêng mà hun đúc lên sự thịnh vượng cho non sông, các chữ đó đều rút ra từ “Chiếu dời đô”.

Từ năm 2004, bước vào tuổi 80, ông bắt đầu thảo chữ trong nguyên tác “Chiếu dời đô” bằng nghệ thuật thư pháp vào giấy có chiều cao mỗi chữ 10cm với ước nguyện được làm bằng chất liệu tốt. Để có được 250 chữ theo nghệ thuật thư pháp đẹp như rồng bay, phượng múa phải mất hàng tháng trời.

Viết 'Chiếu dời đô' bằng thư pháp ảnh 2

Nghệ nhân Thế Long đang làm các chữ bằng đồng của Chiếu dời đô

Thế rồi duyên kỳ ngộ, nghệ nhân gò chạm đồng Thế Long gặp ông Bách học thêm chữ Hán, nhờ ông viết thư pháp để gò đồng, đã có cùng ý tưởng đưa nguyên bản “Chiếu dời đô” thành chữ bằng đồng gắn vào nền gỗ.

Cuộc bàn bạc về ý tưởng  giữa nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách, nghệ nhân Thế Long cùng Phó Giáo sư Nguyễn Tuấn Thịnh, Trưởng Bộ môn Hán Nôm trường Đại học Quốc gia Hà Nội dần đi tới quyết tâm thực hiện.

Khi CLB thư pháp thuộc Hiệp hội làng nghề Việt Nam ra đời, ý tưởng đó được mọi người ủng hộ. Nhà báo Lê Huy Kha, Chánh văn phòng CLB lo ngân sách, cùng ông Thế Long thiết kế thi công.

Ông Thế Long là nghệ nhân gò đồng làng nghề Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh, giáo viên nghỉ hưu, tiếp tục truyền thống của gia đình, trực tiếp thi công. Theo ông Long, để làm được bộ chữ (khoảng 250 chữ) của “Chiếu dời đô” bằng đồng vàng và mạ vàng sẽ mất khá nhiều tiền và công sức.

Mỗi ngày cặm cụi gò mộc hai chữ, sau đó mài, dũa, sửa chữa đánh bóng đúng với các nét chữ thảo trên giấy có các nét thanh, đậm, ngang, xổ, uốn lượn mỗi ngày chỉ được một chữ.

Viết 'Chiếu dời đô' bằng thư pháp ảnh 3
Các thành viên CLB Thư pháp đang góp ý về các dòng chữ bằng đồng của Chiếu dời đô

Ông Long cho biết: Ngoài các con chữ bằng đồng thì nền gỗ cũng phải thật tốt. Mỗi tấm gỗ gắn chữ rộng 0,3m, cao 2,0m, là gỗ dán nhiều lớp, hom bó bằng vải với sơn ta nhiều lượt và tẩm sấy bằng kỹ thuật đặc biệt, đóng khung chắc chắn tránh cong vênh do khí hậu, thời gian.

Mỗi tấm gỗ ấy gắn hai dòng chữ, như vậy cả thẩy là 12 tấm, con số có ý nghĩa nhất định, đó là vòng khép kín của 12 tháng trong năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thể hiện sự trường tồn. Trong đó lòng văn trên 10 tấm cũng là thể hiện sự thập toàn, hai tấm bên để tiêu đề và trang trí.

Hoa văn truyền thống theo kiểu công đơn, công kép thường thấy trong sắc chỉ của nhà vua được kẻ chỉ viền xung quanh, khiến cho người xem thấy nhịp điệu cứng mà không thô, không bị trùng lặp với các nét thư pháp của chữ.

Toàn bộ tấm “Chiếu dời đô” sẽ dựng trên một bộ khung gỗ chắc chắn chịu tải nặng mà không bị nghiêng đổ khi có va chạm mạnh. Hai trụ đứng sẽ được chạm trổ họa tiết rồng bay đúng với thế Thăng Long, các thanh ngang có họa tiết thanh mạnh. Tác phẩm sẽ ra mắt công chúng vào 10/2008. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.