VICEM Hà Tiên: 'Cánh chim đầu đàn' của ngành Xi măng Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
VICEM Hà Tiên (DN thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam - VICEM) là nhà sản xuất xi măng lớn nhất miền Nam, trở thành “thủ lĩnh” dẫn dắt thị trường và trình độ công nghệ sản xuất xi măng.

Trong giai đoạn gần đây, ngành Xi măng Việt Nam được thế giới biết đến không chỉ ở quy mô năng lực sản xuất cao, chất lượng uy tín mà còn là một trong những trung tâm tạo động lực phát triển cho công nghệ sản xuất xi măng toàn cầu.

VICEM Hà Tiên: 'Cánh chim đầu đàn' của ngành Xi măng Việt Nam ảnh 1

Tháng 02/2020, với sự kiện ký kết “Tuyên bố Hà Nội” giữa Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) và hãng FLSmidth của Đan Mạch, xi măng Việt Nam đã công bố với thế giới về khát vọng, tầm nhìn hướng đến một bước phát triển đột phá thời gian tới.

Năm 1964, xi măng Hà Tiên ra đời, là nhà máy xi măng đầu tiên ở miền Nam và thứ hai ở Việt Nam (sau Xi măng Hải Phòng) với công suất 240.000 tấn/năm clinker tại Kiên Lương và một nhà máy nghiền xi măng công suất 300.000 tấn/năm đặt tại Thủ Ðức (TP.HCM), đến nay, sau gần 58 năm thành lập và phát triển, Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 có hai nhà máy, ba trạm nghiền với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại của các nước G7, phân bố tại Ðông Nam bộ, Tây Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên, với tổng công suất hơn 4,6 triệu tấn clinker và 7,5 triệu tấn xi măng/năm.

VICEM Hà Tiên: 'Cánh chim đầu đàn' của ngành Xi măng Việt Nam ảnh 2

VICEM Hà Tiên trở thành doanh nghiệp sản xuất xi măng lớn nhất miền Nam, đóng góp quan trọng vào sự lớn mạnh và vai trò dẫn dắt ngành Xi măng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Với năng lực sản xuất vượt trội và dây chuyền sản xuất tiên tiến, VICEM Hà Tiên đã đưa ra thị trường hơn 15 dòng sản phẩm xi măng khác nhau, đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của các công trình xây dựng, tiêu biểu như: VICEM Hà Tiên PCB40, PCB50 thượng hạng; VICEM Hà Tiên bền sun phát, chuyên dụng cho các công trình được xây dựng trên địa thế ngập mặn, nhiễm phèn; xi măng xây tô, xi măng nền móng; xi măng cọc đất dùng cho các công trình có địa chất yếu; xi măng đa dụng... đáp ứng nhu cầu xây dựng, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với vai trò là đơn vị chủ lực của một tổng công ty Nhà nước, VICEM Hà Tiên đã góp phần điều phối, dẫn dắt nhu cầu và tham gia điều phối giá xi măng trên thị trường. Phát huy vai trò đầu tàu, hơn 3 năm qua, VICEM Hà Tiên đã đẩy mạnh, nâng cao trình độ công nghệ dây chuyền sản xuất làm động lực chính cho chiến lược phát triển bền vững. Theo định hướng chỉ đạo của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), từ năm 2019, VICEM Hà Tiên tích cực đổi mới trong sản xuất với mục tiêu giảm tối đa sử dụng nguyên liệu, tài nguyên hóa thạch không tái tạo và tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên liệu thay thế; đồng thời, tập trung thực hiện các giải pháp đầu tư, cải tạo dây chuyền công nghệ nhằm tăng năng lực sản xuất, giảm tiêu hao và bảo vệ môi trường.

VICEM Hà Tiên: 'Cánh chim đầu đàn' của ngành Xi măng Việt Nam ảnh 3

VICEM Hà Tiên đã tối ưu hóa các công đoạn khai thác nguyên liệu đá vôi, đất sét; sử dụng tận thu tối đa nguyên liệu đá vôi có hàm lượng CaO thấp và MgO cao đưa vào sản xuất clinker và xi măng, nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm giá thành sản xuất. Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn định hướng của Đảng, Nhà nước và theo chủ trương chung của Tổng công ty, VICEM Hà Tiên triển khai hiệu quả việc tận dụng tro xỉ nhiệt điện và xỉ luyện kim làm nguyên liệu sản xuất xi măng và chương trình đốt rác thải làm nhiên liệu thay thế than trong nung luyện clinker tại nhà máy xi măng Bình Phước và nhà máy Kiên Lương đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong năm 2021, VICEM Hà Tiên 1 đã sử dụng hơn 380.000 tấn tro xỉ là chất thải từ các ngành công nghiệp khác làm nguyên liệu sản xuất xi măng; đốt hơn 80.000 tấn rác thải làm nhiên liệu thay thế, vừa đóng góp lớn cho việc giải quyết vấn đề môi trường xã hội, vừa đem lại hiệu quả kinh tế gần 17 tỷ đồng cho Công ty.

Đại diện VICEM Hà Tiên chia sẻ: Sứ mệnh chúng tôi hướng tới là không phát thải các khí thải có ảnh hưởng đến môi trường và tuần hoàn khí theo quy luật của tự nhiên, giảm tối đa việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất clinker và xi măng như đá vôi, đất sét, silic, quặng sắt và thay thế bằng các nguyên liệu lấy từ các chất thải của các ngành kinh tế khác, cùng các chất thải hàng ngày như rác thải, bùn thải, tro xỉ, phế thải vật liệu xây dựng.

Việc thay thế nhiên liệu đốt từ than, dầu bằng việc đốt rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, các vật chất thải có khả năng sinh nhiệt mà con người đang thải ra hàng ngày sẽ góp phần làm sạch môi trường, góp phần đẩy mạnh chương trình kinh tế tuần hoàn của Tổng công ty Xi măng Việt Nam, phát huy hiệu quả việc xử lý rác thải, bùn thải thay thế nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất với mục tiêu thay thế 25 - 30% nhiệt lượng; 40 - 50% sét trong giai đoạn tới.

Chiến lược phát triển mang tầm nhìn dài hạn cùng công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến, VICEM Hà Tiên sẽ phát huy vai trò thủ lĩnh và là trụ cột vững chắc của Tổng công ty Xi măng Việt Nam, góp phần mạnh mẽ định hình công nghệ xi măng nước nhà trong những giai đoạn tiếp theo./.

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.