Vì tôi giàu nên vợ không chịu ly hôn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sống không hạnh phúc nhưng vợ tôi một mực không chịu ly hôn vì cô ấy muốn bấu víu vào tôi.

Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tôi là kẻ hợm hĩnh, tự phụ khi vỗ ngực nhận mình là kẻ giàu có, đến mức mà tôi công khai có người khác nhưng vợ tôi vẫn không chịu ly hôn. Dù cho mọi người có nói như thế nào đi chăng nữa thì vẫn có những điều người ngoài không thể nào hiểu nổi.

Tôi lấy vợ năm 25 tuổi. Với tôi đó là độ tuổi tương đối trẻ. Nhưng thực tế cuộc hôn nhân ấy không hoàn toàn nằm trong mong muốn của tôi. Khi ấy, tôi và vợ mới chỉ đang trong giai đoạn tìm hiểu nhau. Tôi cảm thấy quý mến, có cảm tình chứ chưa hoàn toàn yêu và cũng chưa chắc chắn sẽ lấy làm vợ. Tôi muốn tìm hiểu cô ấy kĩ hơn một chút.

Thế rồi trong một lần đi liên hoan với nhóm bạn, cả hai có chút men rượu trong người, cô ấy chủ động và tôi cũng không kiềm chế được. Vậy là chúng tôi đi nhà nghỉ với nhau. 

Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cũng có nói với cô ấy rằng tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn, dù cô ấy có bầu hay không tôi vẫn cưới bởi lẽ một phần tôi có tình cảm, phần khác tôi không phải là loại đàn ông vô trách nhiệm, lên giường rồi không cưới cô gái đó làm vợ.

Cần phải nói thêm một chút, tôi là con trai trong một gia đình giàu có. Lương hàng tháng của tôi cũng rất cao do đó, nếu theo sự đánh giá thông thường của người đời thì ai lấy được tôi sẽ chẳng khác nào “chuột sa chĩnh gạo”. 

Nhưng cá nhân tôi thì không nghĩ thế. Nếu đã yêu thương nhau, là vợ chồng ăn đời ở kiếp với nhau thì vợ mình cũng như mình, đâu có gì mà suy bì, hơn thiệt. Vậy là sau lần lên giường cùng nhau đó, hơn 2 tháng sau chúng tôi cưới. Khi gần cưới, chúng tôi mới biết là cô ấy cũng đã mang thai.

Vợ chồng tôi có với nhau một cậu con trai kháu khỉnh nhưng thực sự chúng tôi không hạnh phúc. Về sống cùng một nhà chúng tôi cãi vã triền miên. Có lẽ khi yêu vì chưa tìm hiểu kĩ đã vội vã đi quá giới hạn rồi cưới nên chúng tôi chưa thực sự hiểu nhau. 

Tôi cảm thấy mệt mỏi bên một người vợ như vậy. Tôi không đổ lỗi hoàn toàn do cô ấy mà nguyên nhân là do chúng tôi không hợp nhau nên mới nảy sinh nhiều bất đồng như vậy.

Tôi có nói với vợ rằng chúng tôi không thể hòa hợp thì tốt nhất là nên ly hôn để giải thoát cho cả hai. Vợ tôi không đồng ý, cô ấy chửi bới ầm ĩ nhưng kiên quyết không chịu kí vào đơn ly hôn. Tôi nói nếu không muốn ly hôn thì phải cố gắng khắc phục để hòa hợp hơn chứ cứ thế này thì mệt mỏi lắm.

Cả hai vợ chồng lại cố gắng nhưng vẫn không thể hạnh phúc. Chúng tôi ai cũng giữ lấy cái tôi của mình nên càng ngày bất hòa càng lớn. Rồi dần dần, tôi cũng có cảm tình với một người phụ nữ khác. 

Tôi yêu cô ấy nhưng tôi không dám thú nhận bởi vì tôi vẫn là người đàn ông có vợ. Tôi về nhà, trình bày với vợ rằng tình cảnh hiện tại khó mà cứu vớt tình cảm nên mong cô ấy chấp nhận ly hôn. Đó không phải là phụ tình mà là cách để cả hai không khổ.

Nhưng vợ tôi không đồng ý. Cô ấy nói rằng: “Tôi không bao giờ bỏ anh bởi vì như thế chẳng khác nào cho con khác về đây ăn sung mặc sướng. Tôi ly hôn chỉ mẹ con tôi khổ. Tôi không dại gì. Anh muốn yêu ai, ngủ với ai thì tùy anh, tôi không quan tâm nhưng tôi không ly hôn”.

Tôi biết vợ tôi tính toán, muốn cho cô ấy và con có một cuộc sống sung túc (vợ tôi không có công việc) nên sẽ không muốn ly hôn. Tôi đã nói nếu vợ tôi cần tôi sẽ chu cấp cho hai mẹ con đầy đủ, đảm bảo cho hai mẹ con sống dư giả vì dù sao đó cũng là con tôi, làm sao tôi bỏ con mình được. 

Cái mà tôi mong muốn là hai vợ chồng giải thoát cho nhau để tìm hạnh phúc thực sự cho mình chứ không cứ thế này mệt mỏi lắm. Vậy mà cô ấy không chịu.

Giờ đây tôi phải làm thế nào. Vợ tôi vì không muốn thiệt thòi, muốn ở bên tôi để được hưởng lợi dù chúng tôi chẳng hạnh phúc. Tôi phải làm sao để vợ chịu thay đổi quyết định và hiểu ra rằng vợ chồng không còn tình cảm thì chỉ làm khổ nhau mà thôi?

Theo Khám phá
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.