Vì ta cần một người ở bên

Vì ta cần một người ở bên
Lửa Ấm - Ly hôn đã không còn là “mốt” nữa, giờ đây, thứ mà nhiều người mong muốn, là có một người bạn đồng hành, cùng sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống!
Vì ta cần một người ở bên ảnh 1

Trào lưu “boomerang”

Có một sự thay đổi bất ngờ đang diễn ra ở cộng đồng người trẻ Nhật Bản, đặc biệt là với phụ nữ.

Văn phòng mai mối và tư vấn hôn nhân chuyên nghiệp Marry Me ở Nhật Bản đang khá bận rộn, cô nhân viên Miyuki Uekusa sau khi hối hả với các cuộc điện thoại liên tiếp cho biết, các tháng gần đây, những cuộc điện thoại gọi đến nhờ xin tư vấn mai mối qua công ty tăng tới 30% so với thời điểm chưa xảy ra cơn động đất mạnh gần 9 độ rich-te gây sóng thần kinh hoàng hồi tháng 3 vừa qua.

Miyuki nói: “Trước khi cơn động đất xảy ra, nhiều người trẻ chỉ nghĩ về hôn nhân một cách rất mơ hồ, nhưng sau khi chứng kiến những thảm họa thiên tai, phần lớn họ bắt đầu cảm nhận được nỗi sợ cô đơn và muốn tìm một người bạn đời.”

Một chuyên gia trang điểm 49 tuổi tên là Yoko vừa ghé qua văn phòng trung tâm Marry Me để đăng ký làm thành viên mới, với hi vọng kiếm một tấm chồng. Mặc dù lệ phí tham gia không hề rẻ: 1.200 đô la (tương đương với gần 25 triệu đồng) phí đăng ký ban đầu và mỗi tháng phải trả 120 đô la, Yoko cho biết, trước đây cô chưa có ý định kết hôn song những tai họa thiên nhiên kinh khủng đã khiến cô phải suy nghĩ lại.

Ngành công nghiệp trang sức Nhật Bản cũng báo cáo doanh số bán nhẫn đính hôn và nhẫn cưới tăng mạnh mẽ. Anh Koji Fujimoto – chủ shop Concept Jewelry Works, một cửa hàng trang sức cao cấp ở Tokyo, cho biết từ sau thảm họa động đất sóng thần, lượng người mua nhẫn đã tăng lên 20%. "Nhiều cặp tình nhân muốn mua một vật kỷ niệm mãi mãi cho tình yêu của họ”. – Anh Koji nói.

Tại tiệm áo cưới Aldobrandini nổi tiếng ở Nhật, cô gái trẻ Maki Maruta đang thử mặc chiếc váy cưới đầu tiên trong đời. Cô nói: “Những cơn thịnh nộ của thiên nhiên đã khiến tôi nhận ra giá trị quan trọng của gia đình. Tôi cần một người bạn đời đồng hành với mình trong suốt quãng đời.”

Việc mọi người trở nên xích lại gần nhau không chỉ có ở Nhật, tại Mỹ ngày càng có nhiều người trẻ trở về nhà sống cùng ông bà, cha mẹ sau khi tốt nghiệp chứ không “tự lập” – điều mà họ từng rất mong mỏi và muốn thực hiện.

Kể từ sau khi tốt nghiệp đại học, hai cô con gái của ông bà Eric và Bonnie Olson (ở Pittsburgh, bang Pennsylvania) không thường xuyên sống ở nhà. Nhưng hiện tại, cô Veronica 23 tuổi và bạn trai lại trở về sống cùng cha mẹ. Chị gái của Veronica là Victoria 27 tuổi thì vẫn lái xe về thăm cha mẹ vào mỗi cuối tuần.

Những người trẻ như Veronia đang là điển hình đại diện cho trào lưu “boomerang”, thuật ngữ để chỉ những người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên, sau khi tốt nghiệp, không ra ở riêng mà sống cùng cha mẹ. Kết quả là, tại Mỹ, số lượng những gia đình đa thế hệ (được định nghĩa là hộ gia đình với ba hoặc nhiều hơn ba thế hệ cùng chung sống) đang tăng lên, hiện cứ 10 người trẻ từ 18 – 35 tuổi thì có 1 người trở về sống cùng người thân.

Những người trẻ thích “Về nhà”

Những thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là cơn động đất sóng thần khủng khiếp hồi tháng 3 vừa rồi tại Nhật đã khiến những người trẻ thay đổi suy nghĩ và nhìn nhận lại giá trị gia đình.

Vì ta cần một người ở bên ảnh 2

Những thứ tự ưu tiên trong cuộc đời họ đã thay đổi: tình yêu và hôn nhân đã đứng trước công việc và sự nghiệp. Trước đây, những người trẻ vốn chỉ tập trung vào công việc và tận hưởng cuộc sống độc thân thì nay, trái tim và suy nghĩ của họ dường như đang nhường chỗ cho cuộc sống gia đình.

Nhìn cảnh những cặp vợ chồng hay gia đình ở bên nhau trong những giờ khắc thảm họa, nhiều phụ nữ vốn tôn sùng cuộc sống độc thân đã thực sự xúc động và nhận ra sự quan trọng của một mái ấm, một mối quan hệ gia đình. Nhiều cô gái trẻ đã bật khóc và sợ rằng rất có thể họ sẽ chết trong thảm họa thiên nhiên khi bên cạnh không có một người bạn đời.

Tại Mỹ, những khó khăn về kinh tế là nguyên nhân chính khiến nhiều người trẻ có xu hướng trở về nhà chứ không sống tự lập như trước.

Ban đầu, những cô gái, chàng trai mới lớn rời tổ ấm một cách háo hức, tràn đầy tinh thần lạc quan để sống tự lập nhưng không lâu sau đó, họ lại xách vali về nhà khi cuộc sống bên ngoài nảy sinh nhiều khó khăn.

Họ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như bị mất việc, không kiếm nổi việc làm, chi phí nhà ở cao, không thể chi trả các hóa đơn hàng tháng, bị stress vì cô đơn trong thời gian dài…

Hiện nhiều thanh niên Mỹ đang gánh những khoản nợ khổng lồ. Mặt khác, họ cũng phải đối mặt với thị trường việc làm bấp bênh: Trong tháng 7 năm 2010, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp ở Mỹ tăng đến 19% khiến họ không thể chi trả các khoản nợ, và việc sống cùng gia đình là cách giúp họ cắt giảm chi phí hàng ngày. Theo số liệu từ một tổ chức nghiên cứu, có 49 triệu người Mỹ hiện đang sống cùng cha mẹ và ông bà.

Sống trong gia đình nhiều thế hệ còn giúp các thành viên cảm thấy gần gũi và tình cảm hơn nhờ chia sẻ những mối quan tâm chung, những khó khăn và thành công trong cuộc sống, nhờ đó giảm được các căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay như trầm cảm, stress.

Trường hợp của chàng trai 23 tuổi Michael Doughty là một ví dụ. Michael tốt nghiệp đại học năm 2009, sau đó đi làm cho một công ty với mức lương khá, có một căn hộ xinh xắn đủ tiện nghi và xe hơi riêng. Hai năm sau, tức ở vào thời điểm hiện tại, anh quay trở về sống cùng cha mẹ để tiết kiệm chi tiêu do cuộc sống ngày càng khó khăn. Michael cho biết, việc sống cùng cha mẹ giúp anh giảm bớt được áp lực về tiền bạc và được chia sẻ tình cảm với những người thân.

Không chỉ ở Mỹ, những người trẻ ở nhiều nước khác, từ Âu sang Á như Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Canada… cũng đang có xu hướng trở về nhà sống cùng người thân thay vì tự lập với cuộc sống riêng. Họ chăm sóc ông bà, cha mẹ, mỗi thành viên dành nhiều thời gian cho nhau nhiều hơn, đi du lịch cùng nhau, tự nấu nướng ở nhà và cùng tận hưởng niềm vui sống…

***

Rõ ràng, xu hướng này là tín hiệu đáng mừng trong xã hội hiện đại, khi người trẻ đôi khi vì quá bận rộn cho công việc và những mối quan tâm khác mà quên mất những người thân yêu bên cạnh mình. Hoặc cũng có thể việc tận hưởng những niềm vui và sở thích cá nhân khiến họ không cảm thấy cần một người bạn đời để chia sẻ, để nắm tay nhau đến sáng. Thì nay, đối mặt với các thảm họa thiên nhiên và trải qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống đã giúp họ nhìn lại giá trị đích thực của gia đình.

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…