Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, lý do Việt Nam chưa có quy chuẩn không khí trong nhà là chưa thống nhất được cơ quan ban hành. Ở cấp độ quốc tế, vấn đề sức khỏe môi trường do Tổ chức Y tế thế giới thực hiện.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới nghiên cứu môi trường không khí trong nhà từ những năm trước. Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo tiêu chuẩn không khí trong nhà, trình lên Cục Quản lý Môi trường Y tế từ cuối 2013. Tuy nhiên, theo QĐ 25/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường thì vấn đề sức khỏe môi trường lại giao cho Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vì thế, Bộ Y tế chưa thể ban hành tiêu chuẩn không khí trong nhà.
Về quy chuẩn không khí trong nhà, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải theo quy trình như lên danh mục để cấp kinh phí, thành lập ban soạn thảo, biên soạn dự thảo, lấy ý kiến, và hoàn chỉnh dự thảo, trình lên Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định dự thảo, sau đó ban hành. Cũng theo TS Nga, hiện nay chưa rõ quy chuẩn này được cơ quan nào ban hành (Bộ Y tế hay Bộ Tài nguyên và Môi trường) nên chưa thể lên kế hoạch xây dựng. “Ngay cả khi xây dựng, việc đơn vị nào sẽ thực thi quy chuẩn, giám sát thực thi như thế nào cũng là vấn đề phải bàn nhiều”, PGS Nga nói. Theo ông, trước mắt Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế phải thống nhất với nhau về trách nhiệm ban hành.
Trên thế giới việc giám sát chất lượng không khí trong nhà được thực hiện thế nào? PGS Nga cho biết, có nước giao cho ngành y tế, có nước giao cho ngành môi trường. Tuy nhiên, dù giao cho ngành nào thì nhiều quốc gia phát triển đều xây dựng quy trình chặt chẽ về giám sát chất lượng không khí trong nhà, nhất là ở những nơi đông người như trường học, bệnh viện, siêu thị, sân vận động. Khi xây dựng một công trình, đơn vị thiết kế, thi công phải tuân theo những yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo điều hòa không khí trong các tòa nhà. Trong quá trình vận hành tòa nhà, cơ quan giám sát sẽ thường xuyên quan trắc chất lượng không khí.
Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Nghị định 25 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường mới được ban hành. Thời gian tới, Tổng cục Môi trường sẽ làm việc với Bộ Y tế để thống nhất lại việc quản lý nội dung này.
Ô nhiễm không khí trong nhà đã được Tổ chức Y tế Thế giới báo động từ lâu. Năm 2012, có 7 triệu ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí trên thì 3,3 triệu ca tử vong bắt nguồn từ ô nhiễm trong nhà. Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng cao gấp 2-8 lần so với các bệnh có nguyên nhân là ô nhiễm bên ngoài. Các chất ô nhiễm thường tìm thấy ở không khí trong nhà gồm C, Bezene, Formaldehyde, Naphthalene; Nitrogen dioxide ; Polycylic aromatic hydrocarbones; Radon. Đây đều là những chất độc, gây ra nhiều loại bệnh cho người.
Ô nhiễm không khí trong nhà đã được Tổ chức Y tế Thế giới báo động từ lâu. Năm 2012, có 7 triệu ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí trên thì 3,3 triệu ca tử vong bắt nguồn từ ô nhiễm trong nhà.