Vì sao triệt sản rồi vẫn có thể mang thai?

TPO - Liên quan trường hợp của chị S – bà mẹ 3 con sau khi triệt sản mà vẫn có thai, các chuyên gia sản khoa đều cho rằng nó có thể xảy ra bởi xác suất này từ 1 - 2 % và không có biện pháp tránh thai nào là an toàn tuyệt đối.
Triệt sản nam và nữ không phải là biện pháp tránh thai hiệu quả tuyệt đối

Phương pháp triệt sản được áp dụng cho những người đã có đủ con, nhất quyết không muốn có thêm con nữa; hoặc người phụ nữ đã nhiều lần sinh mổ mang thai nữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Khi triệt sản thì hai vợ chồng phải có cam kết xin triệt sản theo yêu cầu. Khi có chữ ký của hai vợ chồng và bác sĩ mổ mới thực hiện.

Một số trường hợp bệnh nhân không muốn triệt sản nhưng bác sĩ thấy bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng nếu có thai lại thì vẫn có thể triệt sản cho bệnh nhân ví dụ như bệnh nhân mổ nhiều lần, vết mổ cổ tử cung quá mỏng nguy cơ vỡ cổ tử cung nếu có thai lại và bệnh nhân không thể áp dụng các biện pháp tránh thai khác. Bệnh nhân bị tâm thần, không làm chủ được mình, bị có thai sau khi hãm hiếp được cha mẹ và người giám hộ yêu cầu triệt sản thì bác sĩ sẽ thực hiện.

Khi triệt sản, có các biện pháp như bác sĩ sẽ cột và cắt một phần ống dẫn trứng; đốt điện ống dẫn trứng; dùng kẹp bằng kim loại để kẹp ống dẫn trứng... Trong đó, cột - cắt ống dẫn trứng là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Các bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu để kéo vòi trứng lên, cột lại thành dạng cái quai dài độ 1,5 - 2 cm, rồi buộc gốc của quai lại bằng chỉ, và cắt bỏ quai ngay gần sát chỗ cột. Thao tác này khi mổ đẻ bác sĩ chỉ mất thêm 5 – 10 phút là xong và bệnh nhân không mất máu thêm.
Cắt - cột ống dẫn tinh (Vasectomy) là phương pháp triệt sản ở nam nhằm ngăn chặn tinh trùng từ nơi chúng được sinh ra (tinh hoàn) đi tìm gặp trứng. Còn cột - cắt ống dẫn trứng (Pomeroy) là phương pháp triệt sản nữ nhằm cắt đường đi của trứng, khiến nó không đến buồng tử cung - nơi trứng và tinh trùng "hẹn hò".
Vì sao triệt sản rồi vẫn có thể mang thai? ảnh 1 Triệt sản không phải là biện pháp tránh thai hiệu quả tuyệt đối
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Như, Trưởng đơn vị Nam khoa Bệnh viện Bình Dân, TP HCM: Có một số kỹ thuật để triệt sản nam như cắt - cột ống dẫn tinh; dùng clip để kẹp ống dẫn tinh; đốt hai đầu ống dẫn tinh... Phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là cắt - cột ống dẫn tinh. Các bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu để kéo ống dẫn tinh và cắt bỏ đi một đoạn chừng 1 cm, rồi cột hai đầu ống lại bằng chỉ. Sau khi cắt - cột, người đàn ông vẫn phóng tinh bình thường khi giao hợp, nhưng chỉ là tinh dịch (vì tinh dịch nằm chủ yếu ở túi tinh và tuyến tiền liệt; còn tinh trùng là ở tinh hoàn).
Còn với triệt sản ở nữ, theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương, Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, TP HCM: Có một số kỹ thuật như cột và cắt một phần ống dẫn trứng; đốt điện ống dẫn trứng; dùng kẹp bằng kim loại để kẹp ống dẫn trứng... Trong đó, cột - cắt ống dẫn trứng là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Các bác sĩ sẽ làm một tiểu phẫu để kéo vòi trứng lên, cột lại thành dạng cái quai dài độ 1,5 - 2 cm, rồi buộc gốc của quai lại bằng chỉ, và cắt bỏ quai ngay gần sát chỗ cột.
Thường triệt sản được áp dụng cho những người đã có đủ con, nhất quyết không muốn có thêm con nữa; hoặc người phụ nữ đã nhiều lần sinh mổ (nếu mang thai nữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng). Một số quý ông đi triệt sản vì tưởng rằng, cứ đi cột ống dẫn tinh, rồi sau đó cần thiết, muốn mở ra thì mở.
Theo các bác sĩ, thường người ta hay nghĩ rằng đã triệt sản là "triệt" 100% (nghĩa là sẽ không thể có thai nữa). Theo bác sĩ Nguyễn Thành Như, không phương pháp ngừa thai nào có thể an toàn tuyệt đối 100% được, kể cả triệt sản. Các thống kê cho thấy, có khoảng 1-5% trường hợp triệt sản ở nam bị thất bại. Nguyên nhân có thể là hai đầu cột ở ống dẫn tinh lâu ngày bị hoại tử bung ra và tinh trùng sẽ bò qua được hai đầu ống.
Một nghiên cứu cách đây 6 năm cho thấy, ở những người đàn ông triệt sản sau 10 năm, khi lấy tinh dịch ra quay ly tâm thì thấy có sự hiện diện của tinh trùng (nhưng số lượng ít). Một nghiên cứu khác trên 1.000 nam giới đã triệt sản cho thấy có 6 bà vợ vẫn có thai (trong đó có 3 người có thai sau khi chồng vừa triệt sản xong).
Tương tự, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương cũng cho biết, triệt sản ở nữ không phải là biện pháp tránh thai an toàn 100%. Nghiên cứu ở một số nước cho thấy, tỷ lệ phụ nữ có thai sau khi triệt sản có thể lên đến 2,8%. Nguyên nhân có thể là: kỹ thuật của bác sĩ (khi cột ống dẫn trứng siết không chặt; hoặc có thể cột nhầm phải dây chằng tròn nằm phía sau ống dẫn trứng và cũng giống ống dẫn trứng); cơ địa người phụ nữ (sau một thời gian đã được cột - cắt ống dẫn trứng, chúng có thể nối lại).
Trong 3 tháng đầu sau khi người đàn ông được triệt sản, mặc dù tinh trùng từ tinh hoàn không ra ngoài được nữa, nhưng có thể tinh trùng cũ vẫn còn sót lại trong ống dẫn tinh và bóng tinh. Do vậy, về nguyên tắc, trong 3 tháng sau khi nam giới triệt sản, cần áp dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục. Sau 3 tháng, cần đến bệnh viện để thử tinh trùng lại. Nếu như không có tinh trùng trong tinh dịch thì xem như việc triệt sản đã thành công. Còn về sau nếu có tinh trùng lại thì có thể là do nguyên nhân đã nêu trên.

                                                                                                                    (Tổng hợp)
MỚI - NÓNG