Vì sao trẻ em samurai thường mắc khuyết tật?

Mẫu xương của những thành viên gia tộc Ogasawara. Ảnh: Sciencefair
Mẫu xương của những thành viên gia tộc Ogasawara. Ảnh: Sciencefair
Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trẻ em thời kỳ samurai chịu những tổn thương lớn về sức khỏe do nhiễm hàm lượng chì từ lớp phấn trang điểm của những bà mẹ.

Xương trẻ samurai chứa hàm lượng chì cao

Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Tamiji Nakashima thuộc Đại học Lao động và Sức khỏe Môi trường Nhật Bản dẫn đầu đã khảo sát xương sườn, cánh tay và chân của 38 trẻ em và 23 người lớn trong những ngôi mộ tại đền Sohgenji, tỉnh Kitakyushu. Đây là đền thờ của Ogasawara, một gia tộc thuộc tầng lớp samurai tại Nhật. Các xương cốt đều được đặt trong bình lớn và chôn sâu dưới lòng đất. Do đó, xương của họ đều được bảo quản rất tốt.

Nhiễm độc chì gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng ở trẻ. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác như mệt mỏi, chuột rút, hôn mê và thậm chí khiến trẻ tử vong.

Dựa trên quá trình phân tích hóa học và X-quang, các nhà nghiên cứu cho biết xương của những đứa trẻ chứa hàm lượng chì cao gấp hàng chục lần so với thi hài của cả nam và nữ giới trưởng thành.

“Hàm lượng chì trung bình ở trẻ dưới 3 tuổi cao hơn 50 lần so với mẹ của chúng”, tờ Sciencefair dẫn kết luận của các nhà nghiên cứu.

Truy tìm "thủ phạm"?

Suốt thời kỳ Edo hay còn gọi là thời kỳ Tokugawa (1603 – 1868), phấn bột trắng trở thành mỹ phẩm phổ biến và thịnh hành tại Nhật. Các diễn viên, gái điếm và geisha là những đối tượng sử dụng công cụ làm đẹp này một cách thường xuyên. Phấn bột trắng sử dụng trong giai đoạn này được làm từ clorua thủy ngân nhập khẩu từ Trung Quốc và chì trắng.

Vì sao trẻ em samurai thường mắc khuyết tật? ảnh 1

Theo truyền thống, các geisha phải trang điểm với một lớp phấn dày trên mặt. Ảnh minh họa: Fiverr.com

"Chúng tôi cho rằng, mỹ phẩm của phụ nữ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm chì ở tầng lớp samurai vì chúng là những đồ xa xỉ vào thời điểm đó. Tầng lớp thấp kém hơn như nông dân hay ngư dân không có đủ điều kiện để xài đồ như vậy và luật cũng cấm điều đó”, tiến sĩ Nakashima nói.

Năm 1923, Ikutarou Hirai, giáo sư đầu tiên của khoa nhi thuộc Đại học Kyodo, cho hay lớp phấn bột trên khuôn mặt những bà mẹ đã gây ra chứng viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Mức chì trong xương của phụ nữ trưởng thành cao gần gấp đôi so với chỉ số ở đàn ông trưởng thành trong nghiên cứu. Sữa của họ cũng chứa hàm lượng chì rất nặng.

Theo nghiên cứu, việc trẻ em thuộc tầng lớp samurai thời Edo nhiễm lượng chì lớn từ phấn trang điểm của người mẹ có thể khiến chúng mắc chứng khuyết tật trí tuệ mức độ nặng (bại não) khi trưởng thành. Các tài liệu lịch sử đã cho thấy hiện tượng bại não đã xuất hiện ở trẻ em thuộc tầng lớp samurai thời Edo.

Nghiên cứu cũng cho rằng, nồng độ chì cao trong cơ thể những đứa trẻ samurai có thể khiến chúng không có đủ khả năng đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị năm 1853–1867, dẫn đến sự sụp đổ của thời kỳ Tokugawa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chì gây ra nhiều tác động xấu và đặc biệt có hại cho trẻ em. Hàm lượng chì quá nhiều làm tổn thương hệ thần kinh, khả năng sinh sản… Chì đặc biệt có hại cho bộ não đang phát triển của bào thai và trẻ nhỏ. Nó cản trở quá trình chuyển hóa canxi và vitamin D, gây ảnh hưởng tới khả năng học tập, hành vi và chậm phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì ở mức độ cao sẽ gây co giật, hôn mê và tử vong.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.