>> Quy hoạch Hà Nội, 11 thiếu sót
Góc nhỏ Thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao - Ảnh: Phạm Yên |
Vì vậy, phải xác định rõ những yếu tố cơ bản quan trọng như diện tích, dân số, tỷ lệ giữa phần không gian xanh và đô thị để tìm ra lời giải tối ưu nhất. Về tổng thể phải ưu tiên cho cái lâu dài, tránh phải đập đi làm lại nhiều, hôm nay đào lên nhưng ngày mai lại thấy không hợp lý.
“Quy hoạch chung thể hiện tầm nhìn, năng lực hoạch định tương lai của chúng ta. Nó phải thể hiện ý chỉ cao nhất của lãnh đạo, năng lực của toàn xã hội cũng như sự đồng thuận cao nhất trên cơ sở nhận thức khoa học đúng đắn nhất, chứ không phải chỉ là đồng thuận về tình cảm” - Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Giữ bản sắc thế nào?
Theo định hướng quy hoạch chung, không gian Thủ đô trong tương lai bao gồm vùng đô thị lõi hiện nay có mở rộng, phát triển lan toả về phía Tây qua vành đai xanh là các đô thị vành đai 3, 4 đến khu vực hành lang xanh, rồi đến các đô thị vệ tinh Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây; ở phía Nam là Phú Xuyên, phía Bắc là Sóc Sơn, với khoảng 11 triệu dân.
Về mục tiêu, Thủ đô được xây dựng theo tiêu chí “Xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại - bền vững”.
Bí thư Thành ủy cho rằng, Thủ đô Hà Nội phải thể hiện được bản sắc với bề dày của Thăng Long - Hà Nội và bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng những giá trị bản sắc chưa thật sự rõ nét trong quy hoạch chung.
Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thế Thảo cho biết, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các nhà quy hoạch trong, ngoài nước gửi gắm tâm huyết, nhiều người gửi thư cho ông thể hiện mong muốn Thủ đô phải được xây dựng có bản sắc riêng, đừng bắt chước châu Âu hay một nước nào đó.
“Không gian đô thị vùng lõi sẽ được bảo tồn nhưng không bảo tồn cứng nhắc, đóng băng mà gắn liền với cải tạo và phát triển. Tức là, phải giải thoát được vấn đề hiện nay là cải tạo thành phố như thế nào, chỗ nào cao, chỗ nào thấp, vành đai 3 có đường bộ trên cao, nhưng vành đai 2 trở vào thì sao. Không thể quản lý như vừa qua: phát triển ào ào, chỗ nào cũng nhoi lên thật cao!” - Ông Thảo nói.
Nhiều ý kiến thống nhất với việc bảo tồn cây cầu Long Biên như một di tích lịch sử văn hóa gắn với thủ đô Hà Nội.
Xây dựng trục Thăng Long: Có nhất thiết?
Nhiều ý kiến thảo luận về vị trí trục Thăng Long, Trung tâm Hành chính quốc gia mới. Chẳng hạn cần làm rõ trục Thăng Long chỉ là một trục tâm linh (trục ảo) hay là một trục có thật kết hợp giao thông, hình thành trên đó những công trình văn hóa có tính biểu trưng (như Đài Độc lập).
Theo đồ án, trục Thăng Long là một trục giao thông từ Cổ Loa - qua khu vực Hồ Tây hiện nay chạy thẳng lên phía chân núi Ba Vì, kết nối với Trung tâm hành chính Quốc gia mới (trong tương lai).
Cần 160 tỷ USD để thành đô thị hiện đại Để trở thành đô thị văn minh, hiện đại với 5 đô thị vệ tinh, thu nhập bình quân đầu người 12.000 USD vào năm 2030, Hà Nội dự tính trong 10 năm tới cần huy động 160 tỷ USD đầu tư phát triển. Hà Nội sẽ được tổ chức không gian theo chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh, 13 thị trấn. GDP bình quân đầu người đạt 5.300 USD vào năm 2020 và 12.000 USD vào năm 2030. |
Theo Bí thư Quận ủy Đống Đa, làm thêm đường là cần, nhưng có thể mở rộng đường 32 và dùng tiền đó vào việc khác. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình băn khoăn, trục Thăng Long nhằm giải quyết vấn đề cảnh quan, giao thông hay tâm linh?
Về giao thông, trục này có chỗ chỉ cách đường Láng - Hòa lạc 3km, trong khi các đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai đều đã có các trục giao thông kết nối với trung tâm rồi, vì vậy vị trí của nó rất lơ lửng.
“Ít nhất phải có khoảng 10 ngàn tỷ đồng để xây dựng trục Thăng Long. Có ý kiến nói rằng nhiều đường rất tốt, nhưng tiền không phải là vỏ hến, nên phải xem lại thận trọng” - Ông Bình phân tích.
Giải đáp một số ý kiến băn khoăn về vị trí trung tâm hành chính quốc gia mới có nên đặt ở Hòa Lạc hay sát chân núi Ba Vì, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết: Thủ tướng đã chỉ đạo rất rõ, theo đó sẽ quy hoạch một quỹ đất tại Ba Vì để khi có điều kiện thì xây dựng một đô thị hành chính tại đây, trong đó có trung tâm hành chính quốc gia.
Đó là một định hướng, trước mắt sẽ tìm một quỹ đất để chuyển bớt các cơ quan cấp bộ ra bên ngoài vành đai 3 là khu vực Mỹ Đình - Mễ Trì.
“Việc xây dựng trục Thăng Long là cần thiết, vấn đề là tiếp tục phân tích trục đó như thế nào. Nếu thể hiện cả những giá trị văn hóa - lịch sử thì có thể sẽ còn phải rộng hơn 300m, có thể kết hợp ngầm nổi và trên cao. “Khi định vị trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì thì nhất định phải có trục Thăng Long” - Ông Thảo nhấn mạnh.