Vì sao Nhật Bản liên tục thay thủ tướng?

0:00 / 0:00
0:00
Tân Thủ tướng Nhật Fumio Kishida. (Ảnh: Getty Images)
Tân Thủ tướng Nhật Fumio Kishida. (Ảnh: Getty Images)
TPO - Từ Thế chiến 2 đến nay chỉ có 5 chính trị gia Nhật Bản làm thủ tướng được 5 năm hoặc lâu hơn. Nhật Bản có tới 10 thủ tướng từ năm 1987, trong đó có một người chỉ lãnh đạo 2 tháng.

Hiện tượng được gọi với khái niệm “cửa quay” này dừng lại vào năm 2001, khi ông Junichiro Koizumi lên nắm quyền và tại nhiệm 5 năm.

Nhưng nó lại tiếp diễn sau khi ông rời nhiệm sở vào năm 2006, và Nhật Bản được 6 thủ tướng lãnh đạo trong 6 năm sau đó. Tình hình thay đổi khi ông Abe Shinzo tiếp tục chạy đua sau một nhiệm kỳ chỉ dài 1 năm.

Ông Abe trở thành thủ tướng tại nhiệm lâu nhất của Nhật và chỉ từ chức sau khi tái phát bệnh đường ruột vào năm 2020.

Tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Suga Yoshihide thông báo sẽ từ chức và không tham gia cuộc bầu cử chọn chủ tịch mới của đảng LDP cầm quyền. Thông báo được đưa ra khi tỷ lệ ủng hộ ông sụt giảm giữa những chỉ trích vì cách xử lý đại dịch COVID-19. Ngày 4/10, ông Fumio Kishida được quốc hội Nhật Bản bầu làm thủ tướng thứ 100.

Trong khi đó, người Mỹ quen với việc chính phủ liên bang bị tê liệt khi tổng thống không được nhiều người ủng hộ. Tổng thống Ronald Reagan trong đầu những năm 1980, ông Bill Clinton đầu những năm 1990, ông George W. Bush sau bầu cử giữa kỳ năm 2006, và thậm chí cả ông Barack Obama trong những tháng đầu tiên sau bầu cử giữa kỳ năm 2010.

Cuối năm 1995 và đầu 1996, chính phủ Mỹ dừng hoạt động theo đúng nghĩa đen khi phe Cộng hoà muốn “trói tay” Tổng thống Clinton vào giai đoạn tỷ lệ ủng hộ ông sụt giảm. Tuy nhiên, các tổng thống này không từ chức. Và cũng ít người Mỹ kêu gọi tổng thống từ chức, dù vào thời điểm họ ít được ủng hộ nhất.

Tại Nhật Bản, các thủ tướng từ chức là việc thường thấy. Có nhiều lý do để giải thích tình trạng này, nhưng phần lớn cho rằng hành động đó là để thể hiện danh dự, giữ thể diện và sự tôn trọng.

Dù với động cơ cá nhân là gì, việc nhiều thủ tướng Nhật từ chức đã tạo thành một quy tắc mới: nếu một chính trị gia không được nhiều người ủng hộ, ông ấy phải từ chức.

Những hành vi như vậy lặp lại nhiều lần và được kỳ vọng xảy ra, nên cử tri và các chính trị gia sẽ mặc định rằng đây đơn giản là cách hoạt động của hệ thống chính trị Nhật Bản.

Trong hệ thống của Mỹ, các chính trị gia được bầu cử để làm việc theo nhiệm kỳ, và họ vẫn giữ vị trí này trừ khi bị luận tội thông qua một quy trình pháp lý minh bạch và phức tạp.

Còn tại Nhật, bất kỳ điều gì cũng có thể dẫn đến việc từ chức. Một thoả thuận quân sự không được ủng hộ, một thảm hoạ môi trường hay một chiếc áo quá xấu xí cũng có thể khiến một thủ tướng từ chức.

Theo Japan Times, The Atlantic
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.