Vì sao Mỹ mời Iran thảo luận về khủng hoảng Syria?

Cộng đồng quốc tế tiếp tục tìm kiếm giải pháp nhằm chấm dứt xung đột ở Syria. Ảnh: Sputnik
Cộng đồng quốc tế tiếp tục tìm kiếm giải pháp nhằm chấm dứt xung đột ở Syria. Ảnh: Sputnik
TPO - Việc mời Iran tham gia cuộc thảo luận đa phương về tình hình Syria, đồng nghĩa với thực tế rằng, Mỹ thừa nhận vai trò không thể thiếu của Tehran trong việc chấm dứt nội chiến ở Syria.

Trước đó vào hôm 27/10, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington tin rằng Iran sẽ được mời tham gia các cuộc thảo luận đa phương về Syria, dự kiến sẽ được tổ chức tại Vienna (Áo) vào ngày 30/10, bất chấp thực tế chính quyền Tehran luôn ủng hộ mạnh mẽ chính quyền Syria dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nêu rõ: “Chúng tôi tin rằng Iran sẽ được mời tham dự.”

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng 250.000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến Syria và hơn 13 triệu người đã dời bỏ quốc gia Trung Đông này từ năm 2011, thời điểm xung đột tại Syria bùng phát.

Tuy nhiên, ông Kirby cho biết ông không rõ liệu lời mời này sẽ do Mỹ hay Nga đưa ra cũng như không biết Tehran sẽ nhận lời tham gia hay không.

Đây sẽ là lần đầu tiên Iran ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Syria.

“Mỹ ngày càng ý thức hơn về tầm ảnh hưởng của Iran trong khu vực”, Sputnik dẫn lời chuyên gia phân tích địa chính trị Eric Draitser của Mỹ, người sáng lập cổng thông tin StopImperialism.com (chặn đứng chủ nghĩa đế quốc).

Theo Eric Draitser , Washington “đang dịch chuyển vai trò của mình tại Trung Đông” khi nhận ra rằng, tầm ảnh hưởng của Iran ở cả Iraq lẫn Syria.

Nhiều nguồn tin còn xác nhận, lực lượng vũ trang của Syria đang “kề vai sát cánh” cùng quân chính phủ Syria và lực lượng Hezbollah chống lại các nhóm vũ trang đối lập.

Elizabeth Gould và Paul Fitzgerald, tác giả của những cuốn sách nổi tiếng về chính sách đối ngoại của Mỹ, ví von việc Mỹ mời Iran đàm phán chính trị Syria, được xem như là “bình minh cuối cùng bị phá vỡ ở đồi Capitol”.

Theo Gould và Fitzgerald: “Thực tế là một điều rất khó để có thể bỏ qua, ngay cả đối với các Ngoại trưởng Mỹ”.

Hôm 23/10, phát biểu sau các cuộc thảo luận với các người đồng cấp Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia về vấn đề Syria diễn ra cùng ngày ở Vienna, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông muốn Iran và Ai Cập - hai quốc gia có tầm ảnh hưởng trong khu vực - sẽ tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nào về Syria trong tương lai.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết biết ông hy vọng sẽ triệu tập lại một cuộc họp khác để bàn thảo về cuộc khủng hoảng Syria với thành phần rộng rãi hơn vào ngày 30/10 tới.

Chín quốc gia được xác định tham gia các cuộc thảo luận đa phương về Syria ở Vienna, bao gồm: Mỹ, Nga, Iran, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Qatar, Lebanon và Pháp.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby ngày hôm qua 28/10 cho biết vai trò của phe đối lập Syria và Tổng thống Bashar al-Assad cũng như quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria sẽ là trọng tâm của các cuộc thảo luận.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.