Vì sao hệ thống THAAD khiến Nga, Trung Quốc ‘đứng ngồi không yên’?

Ảnh: Yonhap
Ảnh: Yonhap
TPO - Mỹ đã triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc sớm hơn bất cứ suy đoán nào của Nga, Trung Quốc, sau khi các cấu kiện đầu tiên của hệ thống THAAD có mặt tại Hàn tối ngày 6/3.

Trung Quốc, Nga phản ứng dữ dội

Đại diện chính phủ Hàn Quốc chính thức xác nhận: hai dàn phóng tên lửa thuộc hệ thống THAAD đã được vận chuyển bằng đường không tới căn cứ không quân Osan ở Hàn Quốc, sau đó được đưa tới bố trí trong khu vực sân golf Seongju ở tỉnh Gyeongsang.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng phản đối triển khai hệ thống THAAD.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 7/3 bày tỏ sự phản đối đối với việc triển khai hệ thống trên, cho rằng hệ thống radar uy lực của THAAD có thể ảnh hưởng đến an ninh của Trung Quốc cũng như không giúp làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc cho rằng, radar của THAAD có thể giám sát được các tên lửa Trung Quốc ngay từ giai đoạn rời bệ phóng để cung cấp các dữ liệu tình báo giúp cho việc báo động và đánh chặn giai đoạn sau, có thể giúp vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo vượt đại châu của họ.

Bộ Ngoại giao Nga cũng ra tuyên bố, khẳng định việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD tại Hàn Quốc sẽ chỉ khiến tình hình trên Bán đảo Triều Tiên thêm thế bế tắc.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga Leonid Slutsky thẳng thắn cho rằng, việc THAAD hiện diện tại Hàn Quốc vượt ra ngoài chính sách ngăn chặn Triều Tiên và vì vậy, nó có thể phá vỡ sự cân bằng chiến lược trong khu vực.

Mỹ, Hàn Quốc nói gì?

Trang mạng của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đưa tin, hệ thống THAAD “hoàn toàn dùng để bảo vệ Hàn Quốc trước mối đe dọa tên lửa-hạt nhân từ phía Bắc Triều Tiên”.

Việc triển khai THAAD diễn ra trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa đường đạn.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận rằng, THAAD được quyết định bố trí ở huyện Sonju, tại khu vực sân golf cũ của Tập đoàn Lotte. Việc triển khai sẽ hoàn tất sau 1-2 tháng.

Phó Ngoại trưởng Hàn Quốc Lim Sung-nam ngày 16/3 tiếp tục có những phát biểu đề cập đến phản ứng của Trung Quốc đối với quyết định của Seoul về hệ thống THAAD.

Theo ông Lim, Seoul đã giải thích rõ ràng rằng hệ thống này giúp Hàn Quốc chống lại mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.

Tuy nhiên, "có vẻ Trung Quốc không hiểu đầy đủ về mục đích này”, Reuters dẫn lời ông Lim.

Bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc Han Min-koo cũng khẳng định, lo ngại của Trung Quốc về hệ thống radar của THAAD có khả năng thâm nhập vào lãnh thổ nước này là “vô căn cứ”.

“THAAD là hệ thống phòng thủ tối thiểu nhất để chống lại các mối đe dọa tên lửa hạt nhân từ Triều Tiên.

Trung Quốc đã đánh giá sai về radar, dẫn đến phản ứng tiêu cực đối với việc triển khai hệ thống này của Mỹ”, ông Han nói.

Bài 2:  Hệ thống THAAD uy lực thế nào?

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.