Vì sao giá rau xanh tại TPHCM tăng phi mã?

0:00 / 0:00
0:00
Người dân đứng giãn cách khi mua hàng (ảnh: H.C)
Người dân đứng giãn cách khi mua hàng (ảnh: H.C)
TPO - Vài ngày gần đây, mặt hàng rau xanh tại nhiều chợ ở TPHCM tăng giá từ 20-40%. 

Trưa ngày 30/6, chị Thu Trang (ngụ Q.6, TPHCM) than thở, từ ngày đóng chợ tạm, chị mua thực phẩm vất vả hơn trước. “Siêu thị tiện lợi gần nhà chỉ cho mỗi lượt 2-3 người vào mua sắm, mình xếp hàng dài đợi hơn 30 phút vẫn chưa đến lượt. Còn chợ truyền thống cách nhà hơn 2 cây số, mình lại không biết đi xe nên chuyện chợ búa vô cùng khó khăn” – chị Trang trần tình.

Chị Bảo Trân (28 tuổi), công nhân một xưởng may ở Q.Tân Bình (TPHCM) cho biết: “Nhiều tiểu thương sợ dịch nên cũng nghỉ bán khiến hàng hóa ở chợ không phong phú, nhiều mặt hàng hết sớm như rau xanh. Chợ truyền thống gần nhà chỉ nhóm họp từ sáng đến trưa là vãng; trong khi mình chỉ có thể ghé chợ lúc chiều tối nên gần như không mua được gì”.

Vì sao giá rau xanh tại TPHCM tăng phi mã? ảnh 1

TPHCM dẹp chợ tự phát để phòng chống dịch COVID-19

Không chỉ ít hàng hóa, nhiều mặt hàng rau củ tại chợ truyền thống còn tăng giá đột biến từ 30-50% so với đầu tuần trước. Khảo sát giá ở một số chợ truyền thống như chợ Bà Hoa, Tân Định, Bà Chiểu… tiểu thương thừa nhận giá cao hơn do hạn chế nguồn cung, như dưa leo có giá 35.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg), bầu bí có giá 30.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng/kg), nhiều loại rau xà lách có giá hơn 60.000 đồng/kg (tăng 20.000 đồng/kg), các loại dưa leo, cà chua… cũng có mức tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg so với vài ngày trước…

Bà Thảo (tiểu thương tại chợ Phú Lâm, Q.6, TPHCM) cho biết: “Mấy ngày nay, đầu mối cung cấp rau củ quả đều tăng giá nên mình phải tăng theo, có loại giá tăng hơn 30%. Chẳng hạn, cà chua tuần trước lấy từ chợ Hóc Môn 15.000 đồng/kg, nay 20.000 đồng/kg, bán ra 25.000 đồng/kg; các loại khổ qua, bắp cải… đều tăng từ 10.000-15.000 đồng so với tuần trước. Do dịch bệnh, xe đi lại khó khăn; hàng loạt khoản phí từ thuê xe, vận chuyển, giá xăng tăng… là các nguyên nhân đẩy giá hàng hóa lên cao”.

Vì sao giá rau xanh tại TPHCM tăng phi mã? ảnh 2

Đa số các mặt hàng thực phẩm trong siêu thị có giá ổn định, một số còn giảm giá

Ở nhóm mặt hàng thịt heo, tiểu thương cho biết, cách đây hơn 1 tuần, thịt ba rọi tăng mạnh 20.000 đồng/kg, các loại khác tăng khoảng 5.000-10.000 đồng/kg. Hiện, tất cả các loại thịt heo tăng giá mạnh đến 20.000 đồng/kg. Cụ thể, ba rọi 200.000 đồng/kg; cốt lết, đùi, nạc dăm đồng giá 140.000 đồng/kg, sườn non 150.000 đồng/kg, giò heo 120.000 đồng/kg... Riêng nhóm cả biển miền Trung thì lượng cá về chợ khá ít, chỉ gồm cá nục, cá ngừ, cá saba, cá thu… đều đồng giá 80.000 đồng/kg; cá mó 100.000 đồng/kg, mức giá này không tăng so với trước đây. “Quảng Ngãi, Phan Thiết đang hạn chế xe vào TPHCM nên sản lượng cá về chợ cũng ít hơn. Bán ngày nay chưa biết ngày mai có cá bán không” – chị Lệ, tiểu thương chợ Bà Hoa nói.

Theo ban quản lý chợ đầu mối Bình Điền, lý do một số mặt hàng tăng giá là do nhiều nguồi truyền nhau “ai đưa hàng về chợ Bình Điền thì về bị cách ly” nên nhiều thương lái không chuyển hàng về chợ, có thời điểm hàng về ít, giá tăng cao. Tuy nhiên, một vài ngày tới sẽ ổn định, người dân TPHCM không lo thiếu hàng thực phẩm, thị trường sẽ tự điều chỉnh. Lượng hàng, giá cả thủy hải sản khá ổn định; cá biển khoảng 200 tấn/đêm, cá đồng 326 tấn/đêm...

Vì sao giá rau xanh tại TPHCM tăng phi mã? ảnh 3

Một số chợ vẫn còn đông khách trong giờ cao điểm

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Phương – Phó Giám đốc kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức, cho hay lượng rau củ về chợ tăng khoảng 400 tấn, từ 1.800 tấn lên 2.200 tấn/đêm, nguồn hàng nhiều trong khi người mua ít nên giá cả các mặt hàng rau, củ ổn định. Lượng hàng trái cây và giá nhiều mặt hàng có xu hướng giảm do ít khách đi chợ.

“Giá rau củ chỉ tăng khi lượng hàng bị thiếu hụt, tiểu thương bán lẻ găm hàng, đẩy giá; còn thực tế hiện nay lượng hàng về chợ đầu mối khá dồi dào, giá ổn định, không có tình trạng thương nhân tăng giá vì rau củ nếu bị tồn hàng sẽ hư hỏng, phải bỏ đi” – ông Minh Phương lý giải.

Trước tình hình giá một số mặt hàng rau củ, thịt heo ở chợ lẻ TPHCM tăng giá , Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho rằng, hiện nay nguồn rau từ Tây Ninh bị hụt, không về chợ đầu mối do Tỉnh này áp dụng cách ly người từ TPHCM về nên thương lái ngưng chở hàng về TPHCM. Tuy nhiên, nguồn rau này không nhiều, rau củ từ Đà Lạt, Long An, Tiền Giang…vẫn về chợ đầu mối đều, tổng lượng hàng vẫn đảm bảo đủ cung ứng cho thị trường TPHCM.

Vì sao giá rau xanh tại TPHCM tăng phi mã? ảnh 4

Sở Công thương TPHCM cử lực lượng giám sát thực tế về tình hình buôn bán, giá ả tại các chợ

“Sau khi nắm thông tin có điểm bán lợi dụng tăng giá hàng hóa bất hợp lý, chúng tôi đã cử lực lượng khảo sát thực tế; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, lợi dụng tăng giá. Còn về nguồn rau Tây Ninh, Sở đang làm việc với Tỉnh này để có phương án điều phối hàng hóa, không để gián đoạn nguồn hàng về TPHCM” - ông Phương cho biết.

1/3 chợ truyền thống ở TPHCM tạm ngưng hoạt động liên quan đến COVID-19

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, tính đến ngày 29/6, TPHCM có 70 chợ truyền thống trong tổng số 234 chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố phải tạm ngưng hoạt động do có trường hợp liên quan ca nhiễm COVID-19 hoặc chợ không đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, theo ông Vũ, các chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động nêu trên sau khi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, khử khuẩn toàn bộ chợ, truy xuất các ca nhiễm liên quan... và đảm bảo tất cả các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được mở lại.

“Trong quá trình thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ thị 10 của UBND TPHCM, chợ nào không chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch thì cơ quan chức năng địa phương sẽ tạm ngưng hoạt động chợ và chỉ cho phép chợ mở lại sau khi đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19” - lãnh đạo Sở Công thương TP khẳng định.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.