Vi phạm bản quyền trên áo dài: Nhiều đơn vị lên tiếng xin lỗi

Mẫu quảng cáo áo dài vi phạm tác quyền của công ty In vải H.G.L. vẫn hiện diện trên trang web công ty dù các hoạ sỹ đã cảnh báo
Mẫu quảng cáo áo dài vi phạm tác quyền của công ty In vải H.G.L. vẫn hiện diện trên trang web công ty dù các hoạ sỹ đã cảnh báo
TP - Sau khi Tiền Phong có bài “Khi sở hữu trí tuệ bị xem nhẹ” phản ánh họa sỹ tố cáo một số công ty tự ý lấy các tác phẩm của họa sỹ đưa vào mẫu áo dài mà không xin phép chủ sở hữu, nhiều đơn vị đã rút các mẫu áo dài vi phạm ra khỏi trang web công ty, xin lỗi họa sỹ và cam kết sẽ không vi phạm.

Công ty may mặc P.T. (trụ sở tại quận Tân Phú- TPHCM) đã gửi thư xin lỗi tới họa sỹ Bùi Trọng Dư. Trong thư viết: “Chúng tôi chấm dứt ngay lập tức và không điều kiện việc sử dụng dấu hiệu hình ảnh tranh hoa sen bằng sơn mài trong bộ sưu tập Ao sen, Thiếu nữ và hoa sen đang được quảng cáo trên website và facebook của Công ty; Chấm dứt ngay lập tức và không sử dụng các tác phẩm này để giới thiệu, quảng cáo và chào bán các sản phẩm của công ty; Không sử dụng hình ảnh tranh của họa sỹ với bất kỳ mục đích nào khi chưa nhận được sự đồng ý”. Đại diện công ty trực tiếp xin lỗi họa sỹ về sai phạm trên đồng thời thừa nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng những hình ảnh của họa sĩ Bùi Trọng Dư vào với các mẫu áo dài.

Ông D.T.B, Giám đốc công ty kinh doanh Áo dài P.M. (trụ sở tại quận Tân Bình- TPHCM) thừa nhận: “Công ty chúng tôi đã sai, đã vi phạm bản quyền các tác phẩm của các họa sĩ Ngụy Đình Hà, Lâm Đức Mạnh, Nguyễn Quý Tâm. Chúng tôi sẽ gửi thư xin lỗi tới từng họa sỹ và cam kết sẽ sửa sai. Trước mắt chúng tôi sẽ không đưa các mẫu áo dài vi phạm lên các trang quảng cáo. Chúng tôi mong muốn được đối thoại với các họa sỹ, nếu được các họa sỹ đồng ý hợp tác, chúng tôi mới tiếp tục khai thác các mẫu này”.

Chiều ngày 16/5, ông M.T, chủ công ty In vải L.A. (Quận Tân Bình- TPHCM)- Đơn vị bị các họa sỹ phát hiện xâm phạm tác quyền cũng đã có thư xin lỗi gửi tới các họa sỹ. Ngoài xin lỗi, ông T. cam kết kết không sử dụng hình ảnh, tranh ảnh không được phép lên áo dài và trong tương lai sẽ không sử dụng các hình ảnh không có bản quyền, xin lỗi công khai các hoạ sỹ.

Một số công ty vi phạm vẫn “Im hơi lặng tiếng”. Họa sỹ Nguyễn Đăng Sơn (Huế) cho biết tới giờ này ông vẫn đang rất buồn vì chưa nhận được tin tức từ công ty In vải H.G.L. (Tân Bình) đơn vị vi phạm bản quyền tác phẩm của ông dù ông đã gửi thư cảnh báo.

Theo luật sư Đoàn quốc Tuấn- Đoàn LS TPHCM, Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả bị phạt tiền từ 15 - 35 triệu đồng; khoản 1, điều 15 của Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Còn theo khoản 1 điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả mà sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình thu lợi bất chính từ 50 - 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 - 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 - 500 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.