Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa

Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa

Một thời, nông dân Nghĩa Đàn, Nghệ An chạy theo các loại cây được kỳ vọng mang lại giá trị kinh tế cao như cam, bưởi, cà phê, cao su... Nay, họ phá bỏ dần vì thiếu vốn, đầu ra bấp bênh; dành những đồi đất bazan màu mỡ để trồng ngô, bán cho Tập đoàn TH nuôi bò sữa, có thu nhập cao, ổn định. Việc chuyển đổi mô hình canh tác này không chỉ là chuyện riêng của nông dân mà còn là mối lương duyên giữa nông dân với doanh nghiệp. Đây cũng là câu trả lời thuyết phục cho sự dùng dằng nuôi con gì, trồng cây gì và giúp nông dân giải quyết nỗi sợ hãi muôn thủa: Đầu ra cho nông sản.
Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa ảnh 1

Chúng tôi về Nghĩa Đàn, Nghệ An vào tháng 7. Thời điểm này, hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung, nông dân đã bẻ bắp, kết thúc vụ ngô mùa hè. Nhưng đi dọc các xã quanh đường Hồ Chí Minh, gần các trang trại nuôi bò sữa của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH (thuộc Tập đoàn TH) ở Nghĩa Đàn, ngô vẫn bạt ngàn. Chỗ này, ngô vượt quá đầu người, bắp bằng cổ tay; chỗ kia, ngô vừa xuống giống, cây mới cao hơn gang tay.

Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa ảnh 2

Đứng cạnh cánh đồng ngô, anh Hồ Văn Thương, nông dân xóm Đông Hưng, xã Nghĩa Mỹ, Nghĩa Đàn giải thích, ngô ở đây trồng liên tục quanh năm (còn gọi là trồng rải vụ). Sau khi xuống giống 80 -90 ngày, ngô trổ bắp nhưng bắp còn non, thân cây còn mềm, nông dân sẽ cắt cả cây, bán cho trang trại bò sữa TH (gọi là ngô sinh khối). Trang trại bò sữa TH dùng cây ngô này cho bò ăn ngay hoặc ủ chua để làm thức ăn dự trữ. Về phần nông dân, thu hoạch xong, họ lại làm đất, gieo luôn vụ ngô mới.

Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa ảnh 3

Hiện ngô sinh khối của gia đình anh Thương đạt 50 tấn/ha/vụ; mỗi năm ít nhất 3 vụ (có gia đình trồng 4 vụ), đạt 150 tấn/ha/năm. Nhà anh dành 4 ha trong tổng số 6 ha đất để trồng ngô, đạt khoảng 600 tấn/năm. Với giá bán tại ruộng 950 nghìn đồng/tấn, hoặc bán tại cổng nhà máy 1,2 triệu đồng/tấn, gia đình anh Thương lãi 400 triệu/năm. “Tôi đã trồng ngô cho trang trại bò sữa TH từ năm 2014, diện tích ngày càng tăng, thu nhập ổn định nên rất yên tâm” – anh Thương nói.

Nguồn thu từ ngô sinh khối đạt hơn 130 tỷ đồng/năm

Hiện TH đã chủ động trồng thức ăn nguyên liệu cho bò sữa trên diện tích 8.100 ha, với sản lượng hàng triệu tấn/năm nhưng vẫn cần mua thêm ngô, cỏ để phục vụ đàn bò đang tăng đàn nhanh chóng

Năm 2021, TH thu mua ngô sinh khối cho người dân Nghệ An với tổng khối lượng gần 140.000 tấn, tương đương hơn 130 tỷ đồng (giá ngô thu mua dao động từ 900.000-950.000 đồng/tấn). Từ năm 2014 đến nay, TH đã thực hiện liên kết với người dân trong và lân cận vùng dự án để trồng và thu mua ngô sinh khối, mang lại nguồn thu được cải thiện rõ rệt cho mỗi hộ tham gia. Hiện có khoảng 20.000 nông dân tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất thức ăn cho bò sữa ở cụm trang trại tại Nghệ An, chủ yếu là trồng ngô sinh khối. Ngô sinh khối thu hoạch khi vừa chín sáp, có đủ chất dinh dưỡng hoàn toàn thể thay thế cho cỏ Alfalfa (cỏ xứ lạnh có tác dụng kích thích tiết sữa). Sở hữu đàn bò tăng đều qua mỗi năm (tiến tới tiệm cận 70.000 con), cùng với việc tăng diện tích trồng trọt chủ động, nhu cầu mua ngô sinh khối của TH cũng theo đó tăng lên, hiện đã lên đến khoảng 150.000 tấn/năm.

Không chỉ có giá trị về dinh dưỡng và kinh tế, việc trồng ngô sinh khối còn giải quyết “bài toán” môi trường. Khi trồng ngô lấy hạt, người dân phải sử dụng nhiều phân bón để giúp hạt ngô mẩy hơn, bảo đảm năng suất, còn khi trồng ngô sinh khối, thời gian đến thu hoạch ngắn, giúp tiết kiệm lượng phân bón. Quá trình trồng ngô sinh khối cũng không sử dụng thuốc diệt cỏ. Những điều này góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao sức khỏe cho người sản xuất và cộng đồng.

Bà Lê Thị Dung, 54 tuổi, ở xã Nghĩa Phú, Nghĩa Đàn kể, trước đây, gia đình trồng cao su nhưng bão quật đổ nhiều; trồng mía thu nhập bấp bênh nên đã chuyển sang trồng ngô sinh khối bán cho trang trại bò sữa TH. “Cái lợi nhất của mô hình này là giá thu mua ổn định. Vừa rồi, xăng dầu tăng giá, TH còn tăng giá mua ngô tại nhà lên 1.060.000 đồng/tấn. Thực sự, chúng tôi cảm ơn Tập đoàn TH và bà Thái Hương rất nhiều. Trước đây, chúng tôi cũng trồng ngô lấy hạt, mỗi năm chỉ được 1-2 vụ. Trồng xong phải bẻ bắp, phơi khô, tách hạt rồi lại phơi... rất nhiều công đoạn nhưng giá lúc lên lúc xuống. Bây giờ, trồng bán cả cây, rất khỏe, ổn định” - bà Dung nói. Gia đình bà Dung có 3 ha đất, đã dành 1 ha để trồng ngô sinh khối. Tới đây, gia đình sẽ tiếp tục bỏ cam, mía và cao su để trồng ngô sinh khối, không có ý định bán đất.

Anh Hoàng Văn He, xã Nghĩa Phú, Nghĩa Đàn (đang trồng 1,5 ha ngô sinh khối) cho biết, ngoài đầu ra tốt, lợi nhuận cao, anh thích nhất là được Tập đoàn TH hướng dẫn kỹ thuật, đặc biệt là cấp phân bón vi sinh miễn phí. “Khi thu hoạch xong, TH sẽ điều xe bồn chở phân vi sinh đến để bơm vào cánh đồng. Khi bón xuống, phân phủ như một lớp mùn mịn, khoảng 1-2cm, cực kỳ tốt, trồng ngô lên bời bời”, anh He vừa nói, vừa cười hết cỡ.

Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa ảnh 4

Cách đây 14 năm, vào năm 2008, anh hùng lao động Thái Hương- Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược tập đoàn TH- người được bà Dung và người dân Nghĩa Đàn nhắc tới ở trên - xem bản tin thời sự về sữa nhiễm Melamine ở Trung Quốc. Ngay lúc đó, bà quyết định xây dựng chuỗi chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn tại Việt Nam để có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm trên toàn chuỗi với tâm niệm “Vì sức khỏe cộng đồng”. Đó là một cơ duyên, cơ hội kinh doanh nhưng cũng là mong mỏi tích tụ của biết bao thế hệ bà mẹ Việt Nam như bà.

Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa ảnh 5

Bò sữa là động vật gốc châu Âu, ưa khí hậu mát mẻ. Ở đó, cư dân chủ yếu uống sữa tươi để hưởng trọn dinh dưỡng từ thiên nhiên; khi không sử dụng hết sẽ cô đặc, sấy khô để bán cho các quốc gia khác. Nếu nuôi bò sữa ở ta, phải tìm những vùng cao, mát mẻ, bằng phẳng. Lúc đó, bà Thái Hương đã cho khảo sát nhiều nơi nhưng cuối cùng bà chọn quê hương Nghệ An, vùng xứ nóng miền Trung. Nơi bà xây dựng trang trại bò sữa là vùng đất Phủ Quỳ tây Nghệ An. Đó là vùng đất khắc nghiệt, đầy nắng và gió nhưng bù lại, đất đai cực kỳ màu mỡ. Dân gian có câu “Nam Đắk Lắk, bắc Phủ Quỳ” để nói về hai vùng đất đai phì nhiêu; trong đó, Phủ Quỳ là tên gọi cũ của vùng đất phía Tây tỉnh Nghệ An, mà trung tâm là huyện Nghĩa Đàn ngày nay.

Quyết định của bà khiến nhiều chuyên gia chăn nuôi bò sữa ngỡ ngàng, không tin tưởng. Thế nhưng, lựa chọn đó của bà có cơ sở khi bà tìm hiểu và áp dụng mô hình nuôi bò sữa công nghệ cao của Israel – một đất nước bán sa mạc, nóng hơn cả nước ta.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An thông qua phương án giao cho Tập đoàn TH 37.000 ha đất của Nông trường 19/5 ở Nghĩa Đàn để thực hiện dự án nhưng rào cản vẫn còn vô số. Nhiều nông trường viên, thậm chí lãnh đạo nông trường không chịu giao đất cho TH nuôi bò, dù cam của nông trường lúc đó đã thoái hóa, năng suất thấp. Cán bộ lão thành, vốn rất đông ở Nghệ An, thậm chí nhiều chuyên gia nông nghiệp ở Trung ương phản ứng ra mặt khi tỉnh Nghệ An quyết định lấy đất màu mỡ của nông trường để trồng cỏ nuôi bò. Trong khi, bao dự án bò sữa nông hộ khắp cả nước cũng đã thất bại.

Mới đây, ông Hoàng Văn Tạo, nguyên Giám đốc Nông trường 19/5 kể lại: “Hồi ấy, những người nông dân sống ở đây phản đối dữ lắm nhưng bà Thái Hương đã nhẹ nhàng thuyết phục bằng nhiều cách. Bà đã từng nói: Bà con có thể giết tôi, nhưng xin hãy đợi 2 năm nữa, khi dự án hình thành, hãy giết”. Mặt khác, bà mời các chuyên gia, cán bộ lão thành sang tận Israel để thăm những trang trại bò hiện đại bậc nhất, có chất lượng sữa tốt nhất thế giới và sản lượng không thua kém gì châu Âu. Trăm nghe không bằng một thấy. Những nhà trại cao rộng, thoáng mát cùng cách chăm sóc bò chưa từng thấy như giám sát bằng chíp, cho bò nghe nhạc... rồi hàng loạt những máy móc, công nghệ tân tiến trên thế giới khiến các chuyên gia, cán bộ lão thành bị thuyết phục. Về nước, họ lại trở thành những người thuyết phục bà con nông dân thay cho Tập đoàn TH.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là sự quyết liệt của chính quyền. Trên các diễn đàn to nhỏ trong nhiều năm qua, bà Thái Hương luôn công khai bày tỏ lòng biết ơn đối với lãnh đạo tỉnh Nghệ An. Thời điểm đó, với lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Nghệ An không chỉ mời mà còn “lôi kéo” doanh nghiệp mạnh về đầu tư và cùng doanh nghiệp giải quyết các vấn đề khó khăn khi chuyển đổi đất.

Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa ảnh 6

Dự án xây dựng cấp tốc, đi vào hoạt động ngay, bò sữa giống tốt hàng đầu thế giới là bò cao sản thuần chủng HF được TH nhập trực tiếp từ New Zealand (và sau này là từ Mỹ) về hàng chục nghìn con và sinh sản liên tục. Có sữa tươi nguyên liệu, TH đã thực hiện chế biến và sản phẩm sữa ra thị trường chỉ sau chưa đầy một năm. Dự án nhanh chóng gây chấn động. Đó là một cuộc cách mạng thần tốc, thần kỳ của ngành sữa Việt Nam. Từ một nước chủ yếu uống sữa bột pha lại, TH đã trở thành đơn vị chủ lực đưa Việt Nam tự chủ về sữa tươi. Hàng loạt giải thưởng trong nước và quốc tế về trang trại, về công nghệ, chất lượng sản phẩm mà TH true MILK có được và đặc biệt là dự án bò sữa của TH tại Nga đã giúp Việt Nam có chỗ đứng đĩnh đạc trên bản đồ ngành sữa thế giới.

Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa ảnh 7

Xâu chuỗi lại cả quá trình để thấy, một dự án nông nghiệp gian khổ để vượt qua bao ý kiến trái chiều, nay được chính nông dân trong khu vực dự án cùng đưa những mảnh đất phì nhiêu của mình vào để trồng ngô, nuôi bò (chưa kể hàng nghìn người được tuyển dụng làm công nhân cho TH) đáng mừng như thế nào.

Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa ảnh 8

Cũng trong tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm và làm việc với Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn. Thủ tướng trực tiếp ra cánh đồng của Tập đoàn TH để nói chuyện với các nông dân hợp tác, trồng ngô sinh khối cho TH.

Về nơi nông dân thu tiền tỷ từ trồng ngô nuôi bò sữa ảnh 9

Thủ tướng thăm cánh đồng nguyên liệu của Tập đoàn TH

Trong cuộc làm việc sau đó, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn TH, bà con nông dân, các nhà khoa học và cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục phát triển mô hình kinh tế này; thực hiện trồng trọt kết hợp chăn nuôi; tích tụ ruộng đất, tạo cánh đồng mẫu lớn; kết hợp doanh nghiệp với người nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý; kết hợp giữa sản xuất với thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo hướng xanh, sạch để nâng cao hiệu quả cao sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững.

Trong mối liên kết đa chiều, nhiều nhà mà Thủ tướng nói trên, nếu đứng từ góc độ nông dân, điều quan trọng nhất với họ là ai giúp họ được đầu ra cho nông sản. Một đất nước nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều, nông dân cần cù siêng năng và sáng tạo như nước ta, việc trồng trọt, chăn nuôi nhìn chung là thuận lợi. Nhưng khi đến vụ thu hoạch, nông dân lại đứng ngồi không yên khi giá bán phập phù. Thất bại, nông dân lại ngập trong nợ nần, luẩn quẩn thay đổi mô hình canh tác. Vì vậy, nếu ai đó đứng ra để đảm bảo cho những đồng vốn ít ỏi, những ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời của nông dân bỏ ra một cách có hiệu quả, người đó mới thực sự là ân nhân.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn TH, bà con nông dân, các nhà khoa học và cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục thực hiện trồng trọt kết hợp chăn nuôi; tích tụ ruộng đất, tạo cánh đồng mẫu lớn; kết hợp doanh nghiệp với người nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý; kết hợp giữa sản xuất với thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo hướng xanh, sạch để nâng cao hiệu quả cao sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững.

Có mặt tại chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng nêu trên, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nhà tư vấn chính sách kinh tế gạo cội cho Chính phủ nói rằng, muốn phát triển kinh tế nông nghiệp, ở phạm vi địa phương hay quốc gia đều phải có doanh nghiệp dẫn dắt, tạo động lực. Các hộ nông dân riêng lẻ không thể tự lo được khâu sản xuất và tiêu thụ an toàn. Ông cũng không quên nhắc nhở, nông nghiệp là lĩnh vực khó, Tập đoàn TH và nhất là một phụ nữ như bà Thái Hương mà đi vào lĩnh vực này là cực kỳ dũng cảm.

Với mô hình đa dạng, Tập đoàn TH đang đảm bảo đầu ra cho ngô tươi, vỏ trấu, mùn cưa, rơm, mía đường, sữa nguyên liệu (ở Đà Lạt MILK) và cây gỗ nguyên liệu cho nông dân. Tập đoàn TH cũng đang vận hành 2 nhà máy là Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ (ở Sơn La); Nhà máy nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên (Nghệ An) đã và đang thu mua, chế biến các loại hoa quả làm các sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe.

Một trong những mong mỏi lớn nhất của bà Thái Hương khi triển khai các dự án nông nghiệp là muốn làm cho người nông dân tự hào về chính đồng đất của mình. Với vùng đất Phủ Quỳ, nữ Anh hùng thời kỳ đổi mới từng nói: “Tôi không có nhiều tiền cho mọi trẻ em nơi đây, nhưng tôi có thể tặng cho các em một khung cảnh tuyệt vời để sau này khi lớn lên, các em dù có đi đâu, làm gì, cũng sẽ luôn tự hào về đồng đất quê mình và sẽ quay trở về đóng góp cho quê hương”.

Với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tập đoàn TH luôn hỗ trợ và kêu gọi người nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng của TH, đặc biệt là ở “mắt xích” đầu tiên của chuỗi là cung cấp nguyên liệu, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng, hỗ trợ sinh kế cho người lao động địa phương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Những nỗ lực này phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh mà Tập đoàn TH theo đuổi là đem lại hạnh phúc đích thực cho cộng đồng, đồng thời hỗ trợ cho các Mục tiêu phát triển bền vững được Liên hợp Quốc đề ra (SDG) như SDG 1 “Xóa nghèo” và SDG 8 “Việc làm đàng hoàng và tăng trưởng kinh tế”.

Năm 2021, TH tiếp tục liên kết với người dân quanh các vùng dự án trong việc trồng và bao tiêu đầu ra cho các loại cây nguyên liệu. Trong đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (THMF) thu mua 138.145 tấn ngô tươi, 11.549 tấn vỏ trấu, 2.903 tấn mùn cưa, 6.999 tấn rơm. Các công ty khác thuộc Tập đoàn cũng thu mua số lượng lớn nguyên liệu cho nông dân như: Công ty TNHH mía đường Nghệ An (NASU) thu mua 554.881 tấn mía đường; Dalatmilk kết hợp với 628 hộ dân với sản lượng 69 tấn sữa nguyên liệu/ngày; Công ty Lâm nghiệp Tháng Năm thu mua 267.188 tấn gỗ nguyên…

Tin liên quan