TT-Huế:

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’

Nghệ nhân làng Địa Linh (TT-Huế) lại tất bật vào mùa làm tượng đất nung ông Công, ông Táo.
Nghệ nhân làng Địa Linh (TT-Huế) lại tất bật vào mùa làm tượng đất nung ông Công, ông Táo.
TPO - Vùng đất Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, TT-Huế) bao đời nay nổi tiếng với nghề làm tượng ông Táo ông Công (Táo quân) bằng đất nung; với nhiều công đoạn sản xuất kỳ công, tỉ mỉ, khéo léo, cẩn thận dù giá trị thu nhập mang lại không cao qua mỗi mùa Tết.
Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 1

Những ngày cuối tháng Chạp, làng nghề nặn tượng ông Táo duy nhất tỉnh TT-Huế thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà lại tất bật với công việc thời vụ dịp Tết.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 2

Những lò nung tượng đỏ lửa suốt ngày đêm, bên những khối đất sét nguyên liệu ngồn ngồn dùng nặn tượng ông Táo.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 3

Nằm kề bên phố cổ Bao Vinh, làng Địa Linh hiện là nơi còn lưu giữ nghề làm tượng ông Công, ông Táo với lịch sử lâu đời. 

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 4

Những ngày cận Tết, tại làng Địa Linh luôn vang vọng gần xa những âm thanh cóc cách quen thuộc phát ra từ những chiếc khuôn đúc tượng bằng gỗ.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 5

Thêm vào đó là mùi khét của đất sét nung phả ra từ lò nung tượng như nhắc mọi người trong làng Địa Linh và khách gần xa về một cái Tết nguyên đán đang cận kề.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 6

Để làm ra những ông Táo nhỏ hơn bằng bàn tay người lớn, nghệ nhân làng Địa Linh phải trải qua rất nhiều công đoạn chế tác. Đặc biệt là đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 7

Nguyên liệu đất sét được tuyển lựa kỹ, với tiêu chuẩn dẻo, mềm mịn, và phải chuẩn bị trước vào mùa khô từ tháng 5, tháng 6 âm lịch. Khi cho đất vào khuôn đúc phải ép thật chặt để tượng không bị méo. Lấy tượng ông Táo khỏi khuôn cũng đòi hỏi sự khéo léo.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 8

Sau khi tượng rút bớt nước thì đem phơi khoảng một buổi rồi mới cẩn thận cho vào lò nung. 

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 9  
Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 10

Những bức tượng được làm khô bằng quạt sau đó phết sơn “làm đẹp” và trải qua các khâu trang trí khác, trong đó có việc phủ bột kim tuyến tạo sự bắt mắt. Tuy nhiên, cũng có loại tượng mang độc màu nâu sậm của gỗ.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 11

Để có những bức tượng ông Táo đúng chuẩn, người làng Địa Linh thường chọn khuôn đúc tượng làm từ gỗ lim.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 12

Ông Võ Văn Nam người đã có hơn 40 năm trong nghề làm ông Táo tại Địa Linh, chia sẻ, trước đây trong làng có nhiều gia đình làm nghề này. Về sau, ngày càng ít người bám trụ với nghề, do nghề tốn nhiều công sức...

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 13

Nhưng kinh tế mang lại không cao, nên hiện tại trong làng Địa Linh chỉ còn 5 nhà giữ được nghề làm ông Táo đất nung. Giá mỗi bộ tượng khi xuất xưởng chưa tới 1.000 đồng, bán ra thị trường vài nghìn đồng.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 14

Được biết, để đủ phục vụ nhu cầu của thị trường, từng hộ dân làng nghề có thể chế tác từ 500 - 600 chiếc tượng nung.

Về Địa Linh, xem từng ông Táo ông Công bằng tượng nung ‘ra đời’ ảnh 15

Mỗi mùa Tết, người làng Địa Linh có thể đáp ứng cho thị trường từ 100.000 - 120.000 bức tượng, tùy theo nhu cầu của người dân dùng vào hoạt động tâm linh dịp Tết Nguyên đán.

MỚI - NÓNG
Cảnh cứu 8 thanh niên xung phong mắc kẹt trong Hang Tám Cô 53 năm trước
Cảnh cứu 8 thanh niên xung phong mắc kẹt trong Hang Tám Cô 53 năm trước
TPO - Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Khúc ca hòa bình" nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngoài 3 phần thuyết minh, trưng bày còn có hoạt cảnh đặc biệt tái hiện câu chuyện về công tác cứu hộ tám thanh niên xung phong tại đường 20 Quyết Thắng (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình) bị mắc kẹt trong hang đá năm 1972.
Người đứng sau ca khúc triệu view của NSƯT Xuân Hinh
Người đứng sau ca khúc triệu view của NSƯT Xuân Hinh
TPO - Ca khúc "Ơn cha" do NSƯT Xuân Hinh thể hiện chạm mốc 7 triệu lượt xem nhờ giai điệu sâu lắng, ca từ xúc động về tình cha. Nhạc sĩ Ngô Huỳnh - tác giả ca khúc - cho biết anh viết nhạc về lòng biết ơn cha mẹ, mong muốn gửi gắm thông điệp yêu thương đến khán giả.