VATO của Phương Trang lấy gì cạnh tranh với Grab ?

Phương Trang cũng đang tham gia mảng taxi
Phương Trang cũng đang tham gia mảng taxi
TPO - VATO của Phương Trang đầu tư sẽ có đầy đủ các dịch vụ xe ô tô, xe ôm như Grab. Phần mềm này có thêm chức năng "trả giá" chuyến đi mà Uber, Grab chưa áp dụng. Đặc biệt, VATO sẽ có đẩy nhanh việc xuất hiện trên thị trường với việc khuyến mãi, giảm giá liên tục.

Ứng dụng VATO của Phương Trang hiện có các dịch vụ về xe hơi gọi là VATO Car, VATO Bike về xe ôm và VATO Ship (giao hàng).

Trong VATO Car có các dịch vụ xe VATO 7 chỗ và VATO Car+ còn VATO Bike có thêm VATO Bike+ dành cho các dòng xe máy cao cấp.

Hiện nay, giá cước của VATO ở mức 8.500 đồng/km tương tự như GrabCar. Tuy nhiên, lái xe sẽ được hưởng nhiều hơn khi phần chiết khẩu sử dụng phần mềm của VATO là 20%, thấp hơn 25% của Grab hiện tại.

Với số lượng xe hơi đăng ký hiện tại 2.000 xe và hoạt động khoảng 500 xe, trong thời gian tới ra mắt, chúng tôi sẽ tăng cường đầu tư phát triển loại hình này với nhiều ưu đãi cho tài xế và người tiêu dùng quen sử dụng.

Tuy nhiên, các chương trình khuyến mãi, thu hút tài xế và hành khách chi tiết vẫn chưa được công bố. 

VATO của Phương Trang lấy gì cạnh tranh với Grab ? ảnh 1 Giao diện phần mềm của VATO được thiết kế tối giản

Ông Nguyễn Trí Dũng - Tổng giám đốc Futabus Lines cho biết, Phương Trang quyết định mua Vivu và sáp nhập vào VATO, để tạo một hệ sinh thái thương mại điện tử. Thương hiệu VATO ban đầu dự kiến ra mắt vào tháng 5/2018 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, quyết định rút lui của Uber, VATO sẽ ra mắt ngay trong tháng tư này.

Với sự hỗ trợ từ Phương Trang, VATO không chỉ là ứng dụng gọi xe mà sẽ tích hợp nhiều chức năng đi kèm, tạo thành một hệ sinh thái các ứng dụng, bao gồm thanh toán, gọi điện thoại, vận tải, giao hàng… Với 100 triệu USD này, ngoài phát triển ứng dụng, VATO sẽ dành cho các hoạt động khuyến mãi, dành cho hành khách lẫn tài xế. Năm đầu tiên, dự án sẽ tiêu tốn khoảng 100 tỉ đồng. Đây cũng là hướng đi mà Uber và Grab đã thực hiện trong thời gian đầu tham gia thị trường Việt Nam.

Như Tiền Phong đã đưa tin, ngay sau khi Uber rút lui, Cty cổ phần Xe khách Phương Trang (Futabus Lines) – doanh nghiệp sở hữu hệ thống xe khách lớn nhất Việt Nam vừa quyết định đầu tư tối thiểu 100 triệu USD để phát triển ứng dụng VATO thông qua việc mua lại ứng dụng Vivu.

Tuy nhiên, sự nhập cuộc của VATO sẽ đối diện một khó khăn khi doanh nghiệp này chưa nằm trong danh sách thí điểm xe công nghệ của Bộ GTVT. Trong khi, lãnh đạo Bộ GTVT cho hay sẽ không chấp nhận cho doanh nghiệp nào ngoài 10 doanh nghiệp (Uber rút khỏi thị trường hiện còn 9) thí điểm.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam cho hay,  chương trình thí điểm xe công nghệ của Bộ GTVT đã kéo dài hơn 2 năm, với hàng chục nghìn xe tham gia nên không nên gọi là thí điểm để ngăn cản doanh nghiệp mới tham gia.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.