Vàng quá đắt!

Vàng quá đắt!
Hơn 10 ngày nay, giá vàng miếng SJC cao hơn giá vàng thế giới từ 2 - 2,8 triệu đồng/lượng nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn chưa có một động thái nào để can thiệp thị trường này. Người dân trong nước phải mua vàng với giá cao cắt cổ.

Vàng quá đắt!

> Vàng ổn định trên mức 45 triệu đồng/lượng

Hơn 10 ngày nay, giá vàng miếng SJC cao hơn giá vàng thế giới từ 2 - 2,8 triệu đồng/lượng nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn chưa có một động thái nào để can thiệp thị trường này. Người dân trong nước phải mua vàng với giá cao cắt cổ.

Vàng quá đắt! ảnh 1

Cầu lớn từ ngân hàng

Ngày 4-9, giá vàng SJC vẫn giữ mức cao hơn giá vàng thế giới 2,3 triệu đồng/lượng, giá mua - bán ở mức 44,95 - 45,15 triệu đồng/lượng. Chỉ trong vòng 1 tháng, giá vàng miếng SJC đã tăng 3,2 triệu đồng/lượng, tương đương 7,5% trong khi giá vàng thế giới tăng 90,6 USD/ounce, tương đương 5,65%. Trong tuần qua, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, thông tin NHNN đang cho Công ty SJC dập hơn 48.000 lượng vàng, nhưng thông tin này vẫn không làm cho mức giá chênh lệch kéo ngắn lại. Người dân Việt Nam phải mua vàng với giá đắt hơn giá thế giới 90 USD/ounce.

Nguyên nhân khiến mức chênh lệch giá trong nước cao hơn thế giới được các đơn vị kinh doanh vàng đưa ra là ít người bán, nhiều người mua. Một chuyên gia vàng lâu năm cho hay, người dân không ùn ùn xếp hàng mua vàng như trước đây nhưng lực mua vàng từ ngân hàng mỗi ngày hàng ngàn lượng cũng đủ "nuốt chửng" lượng vàng tung ra thị trường, khiến giá bị lên cao. Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cho hay nhiều ngân hàng bán vàng ra ở mức giá 43 triệu đồng/lượng, lấy tiền đồng cho vay lại với lãi suất gần 20%/năm. Nay ngân hàng phải mua lại lượng vàng nên cầu trên thị trường tăng mạnh.

Cần biện pháp dài hơi

Việc giá vàng trong nước quá cao so với giá thế giới, trong khi thị trường và thương hiệu vàng SJC hiện do NHNN quản lý, cơ quan này độc quyền sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu vàng, có trong tay những công cụ để điều tiết... là khó chấp nhận. Mặt khác, việc can thiệp từ NHNN không đạt hiệu quả "bình ổn giá” trên thị trường vàng cho thấy những bất cập của chính sách quản lý và điều hành thị trường vàng hiện nay.

Ông Trần Thanh Hải cho rằng sự khan hiếm giả tạo đã đẩy mức chênh lệch giá lên 2 - 3 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước chịu sự dẫn dắt bởi giá vàng thế giới đang trong chu kỳ tăng giá đã tạo ra một hiệu ứng tâm lý giá lên nên người có vàng không chịu bán. Các đơn vị kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước thì lại lúng túng với nguồn cung, dù rằng VN có đến 300 - 500 tấn vàng. Nếu nhập vàng sẽ dẫn đến tình trạng giá USD tăng. Để giải quyết tình trạng này, NHNN có thể phát hành kỳ phiếu ghi danh vàng trong nước và thực hiện mua lại vàng trên tài khoản nước ngoài để bảo hiểm rủi ro về giá. Hình thức này chỉ cần đầu tư 10% ngoại tệ, thay vì 100% để nhập vàng.

Theo ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia vàng, để giải quyết dứt điểm vấn đề chênh lệch giá vàng cao hơn giá thế giới, cần tổ chức thành lập sàn giao dịch vàng tập trung. Sàn này sẽ huy động lượng vàng trong dân, những người mua bán vàng phải thực hiện mua bán thông qua sàn... Lúc đó, nhà nước không những có được một nguồn vốn rẻ từ vàng mà có thể quản lý được thị trường vàng, thu được thuế, phí...

Theo Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.