Vải thiều năm nay được mùa, thích hợp để bán hàng trực tuyến

Người trồng vải tỉnh Bắc Giang bước vào vụ vải thiều
Người trồng vải tỉnh Bắc Giang bước vào vụ vải thiều
TP - Vải thiều năm nay sẽ được mùa, được giá và đây cũng là dịp để đẩy mạnh thương mại điện tử, livestream (quay video, phát trực tuyến qua internet) để bán nông sản trong và sau dịch COVID-19, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ NN&PTNT, nhận định.

Ông đánh giá như thế nào về các phương án tiêu thụ vải thiều năm nay?

Vụ vải năm nay, đến thời điểm này đã có sự chủ động tích cực của ngành nông nghiệp và địa phương. Trong điều kiện dịch COVID-19, tiêu thụ rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn quyết tâm tạo ra những điểm sáng.

Thứ nhất, chúng ta rà soát lại các vùng trồng, các nhóm nông sản chủ lực, nhóm nông sản thời vụ. Trong đó, vải thiều là nhóm nông sản chủ lực và theo thời vụ. Thứ hai, chúng ta luôn tập trung vào việc nắm bắt chất lượng và sản lượng để lên kịch bản tiêu thụ. Vải thiều tại Bắc Giang năm nay ước đạt 160.000 tấn, tăng 10% so với năm ngoái; ở Hải Dương khoảng 45.000 tấn. Năm nay, tỉnh Bắc Giang đã rất chủ động đưa ra 3 kịch bản tiêu thụ chi tiết để trao đổi với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trong chuyến công tác cách đây hơn 1 tháng.

Trong nội địa, Bộ NN&PTNT đã đưa các tập đoàn bán lẻ lớn đến mua vải để đưa vào siêu thị. Chúng ta cũng đã chủ động triển khai các biện pháp để vải không phải bán dọc đường, hạ giá, bán theo dạng giải cứu mà đưa vào siêu thị để quả vải đảm bảo giá trị, bảo quản đúng tiêu chuẩn. Với thị trường nước ngoài, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương Trung Quốc. Bản thân các doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước cũng đã kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài. Mới đây, Thủ tướng đã đồng ý cho hơn 300 thương nhân từ Trung Quốc sang mua vải thiều với điều kiện cách ly an toàn.

Ngoài ra, ở khâu chế biến, chúng ta cũng đã mời các

doanh nghiệp như Công ty Đồng Giao, Nafoods... đến mua vải để chế biến nước giải khát, nước ép cô đặc.

Ngoài các giải pháp trên, chúng ta cần phải bổ sung các giải pháp khác để quảng bá, nâng cao vị thế quả vải. Không ít địa phương trong nước, kể cả TPHCM, Đà Nẵng, không phải ai cũng đã có cơ hội tiếp xúc với quả vải thiều. Vì thế, tỉnh Bắc Giang, Hải Dương phải tăng cường các hội chợ, giới thiệu quảng bá để vụ vải đảm bảo thắng lợi.

Qua vụ vải lần này, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm gì cho tiêu thụ nông sản trong và sau dịch COVID-19?

Với vải thiều ở Bắc Giang, chúng ta đã có kinh nghiệm nhiều năm. Các giải pháp như trên đều có thể áp dụng cho các nông sản khác. Điều quan trọng sau sản xuất là quảng bá, tổ chức bán hàng thật tốt.

Trong điều kiện dịch COVID-19 hiện nay, thương mại điện tử, livestream để bán nông sản là một kinh nghiệm quý báu có thể áp dụng cho rất nhiều sản phẩm sau này. Công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng qua mạng, và các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân của chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Cảm ơn ông.

Vải thiều năm nay được mùa, thích hợp để bán hàng trực tuyến ảnh 1

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.