Vaccine H5N1 tại VN vẫn có hiệu lực

Vaccine H5N1 tại VN vẫn có hiệu lực
TPO – Đây là khẳng định của TS Tô Long Thành, GĐ Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y T.Ư I về hiệu quả bảo hộ của vaccine H5N1 đang được sử dụng ở VN trước sự biến đổi của virus cúm gia cầm
Vaccine H5N1 tại VN vẫn có hiệu lực ảnh 1
Kiểm soát chặt việc giết mổ gia cầm giúp ngăn ngừa được việc lây nhiễm sang người. Ảnh: Tịch thu gia cầm sống chưa được giết mổ tại cơ sở 91 Núi Trúc. Ảnh : Phạm Tuyên

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm chiều nay, 5/6, TS To Long Thành cũng khẳng định việc tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đến nay vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Ông Thành cũng cho biết sau khi có thông tin về việc virus cúm gia cầm đã biến chủng ở Việt Nam là vaccine tiêm phòng không còn tác dụng, trung tâm đã gửi mẫu của 6 chủng virus đang có mặt tại Việt Nam sang Trung Quốc và Úc nhờ kiểm định. Kết quả cho thấy 6 chủng virus cúm gia cầm đang lưu hành tại Việt Nam gần giống với những chủng virus đã xuất hiện ở Trung Quốc năm 2005.

Tuy nhiên kết luận cho thấy không có bằng chứng cho thấy vaccine H5N1 đang được sử dụng ở Việt Nam giảm hiệu lực trước sự biến đổi của virus cúm gia cầm.

Cũng theo TS Tô Long Thành, kết quả lấy mẫu xét nghiệm trên đàn vịt ở một số tỉnh cho kết quả dương tính rất cao. Điển hình tại Bắc Giang, hiệu giá bảo hộ trên đàn vịt được lấy mẫu chỉ đạt 8,33%, Bắc Ninh 46%. Tại một số tỉnh khác tỷ lệ bảo hộ đạt thấp hơn nữa.

"Kết quả xét nghiệm cho thấy virus tồn tại trên đàn thủy cầm dẫn đến nguy cơ lây nhiễm sang đàn gia cầm và người là rất cao"- Ông Thành cảnh báo.

Tỉnh có tỷ lệ tiêm phòng cao, dịch xuất hiện càng nhiều

Dịch cún xuất hiện tại 15 tỉnh

Ngày 5/6, Cục Thú y cũng cho biết ngày 31/5, tại Sơn La, dịch đã phát ra tại 4 hộ chăn nuôi gia cầm của tiểu khu 16, thị trấn Thuận Châu và xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu làm 86 gà chết trên tổng đàn 100 con và  61 ngan chết trên tổng đàn 67 con. Dịch cũng làm chết 278 con vịt trên tổng đàn 480 con. Tất cả số gà, vịt, ngan này đều chưa được tiêm phòng theo quy định). Kết quả xét nghiệm dương tính với virut cúm H5N1.

Tính từ đầu tháng 5 đến nay, dịch cúm đã tái phát tại 15 tỉnh là: Nghệ An (5 xã), Nam Định (22 xã), Sơn La (3 xã), Hải Phòng (2 xã), Quảng Ninh (4 xã), Bắc Giang (1 xã), Đồng Tháp (3 xã), Cần Thơ (2 xã)  Ninh Bình ( 6 xã), Bắc Ninh (1 xã), Vĩnh Phúc (1 xã), Hà Nam (1 xã), Quảng Nam (2 xã), Hưng Yên ( 1 xã) và Thái Bình (1 xã).

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN &PTNT Cao Đức Phát, việc dịch cúm gia cầm lan rộng và nhanh tại một số địa phương và kết quả kiểm tra cho thấy hiệu quả bảo hộ ở nhiều đàn gia cầm đạt thấp là do việc tiêm phòng không được thực hiện đúng kỹ thuật, số lượng gia cầm tiêm ít nhưng khai báo nhiều, tình trạng ấp nở gia cầm không thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, tình trạng bán chạy gia cầm, thủy cầm ở các địa phương cũng là nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh.

“Điều đáng lưu ý hiện nay đó là có rất nhiều tỉnh báo cáo số lượng gia cầm, thủy cầm được tiêm phòng phòng rất cao, có nơi đạt hơn 100%, như ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, nhưng thực tế lại là những tỉnh có nhiều ổ dịch nhất. Điển hình là sáng nay tôi đã gọi điện kiểm tra thì Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ cho biết tại đây có những đàn vịt đã được tiêm phòng nhưng vẫn bị chết”- Ông Cao Đức Phát nói.

Trước tình hình dịch lây lan tại 15 tỉnh, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo Cục Thú y cho kiểm tra lại việc tiêm phòng tại các địa phương. Nếu kết quả xét nghiệm mẫu của những đàn gia cầm, thủy cầm đã được tiêm phòng

Theo nhận định của đại diện Cục Thú y, nếu như các địa phương không thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng thì rất có thể virus sẽ biến đổi thành độc lực cao hơn (như đã xảy ra ở Mexico) gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch cũng như nguy cơ lây sang người cao hơn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.