Vắc xin bản lĩnh

0:00 / 0:00
0:00
TP - Ông chủ Hãng vận tải Thiên Thảo Nguyên bần thần hồi lâu, rồi đưa tay xoa xoa logo hình con báo bên hông ô tô như một nghi thức trước khi “gói ghém” hàng loạt xe khách chạy hợp đồng du lịch. Lần này, những chiếc xe không còn ở trạng thái phủ bạt nữa mà chúng được bọc lại kỹ càng, chằng buộc.

Làm xong, ông chủ nói: “Đóng gói”.

Chưa biết bao giờ doanh nghiệp này mới vận hành trở lại. Chỉ có lãi suất, tiền bến bãi, phí hao mòn… vẫn buộc phải trả đều. Ở Việt Nam, nếu chỉ tính riêng vận tải đường bộ, không biết bao nhiêu hãng xe phải “đóng gói” trong nước mắt của các ông, bà chủ. Làn sóng Covid đợt đầu, có nhiều hãng hàng không lâu năm đã bị phá sản; đến đợt 4 này, các CEO có giỏi cỡ nào cũng khó bươn chải.

Nếu như chi phí kho bãi, hao mòn, lãi suất vay đã đủ để các doanh nghiệp tầm tâm bậc trung quỵ ngã thì với ngành hàng không coi như gục hẳn. Có ai nghĩ, cậu tiếp viên hàng không trắng trẻo, cao lớn của Hãng hàng không Quốc gia, một ngày được sếp quản lý bắt gặp đang phụ hồ đen nhẻm bên công trình xây dựng.

Bối cảnh này, không chỉ tiếp viên hàng không, ngay cả nhiều ông chủ doanh nghiệp khác còn chưa đoán nổi số phận đơn vị và cả bản thân trong tương lai sẽ thế nào. Không thể hình dung nổi, nếu phần lớn doanh nghiệp trở nên yếu thế, nền kinh tế sẽ ra sao?

Cách đây mấy ngày, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội đánh giá việc triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19) bằng mấy từ: “Còn chậm”, “chưa đạt hiệu quả như mong muốn”.

Cuối tháng 5 vừa rồi, chỉ riêng gói hỗ trợ tiền mặt thực hiện được khoảng 13.100 tỷ đồng/35.880 tỷ đồng, tương ứng với 36,5% quy mô gói hỗ trợ. Đương nhiên, các gói hỗ trợ qua các kênh khác cũng đều thấp. Không có lẽ, những người có trách nhiệm đang sợ trách nhiệm?

Nghịch lý thay, trong khi cả nước đang loay hoay triển khai các chính sách hỗ trợ thì nhiều mặt hàng không ngừng tăng giá (mới đây nhất là xăng, dầu; trước đó là sắt, thép…). Đáng lẽ, trong lúc kinh tế khó khăn dịch dã, đầu tư công sẽ là cứu cánh, góp phần tạo công ăn việc làm, thúc đẩy lĩnh vực kinh tế tư nhân; thế nhưng tốc độ giải ngân cũng hết sức chậm chạp.

Mới đây nhất, Bộ KH&ĐT đưa ra đề xuất yêu cầu các bộ, ngành khác như Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất, hoãn, giãn nợ; Bộ Tài chính giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế bảo vệ môi trường…; Bộ GTVT giảm phí dịch vụ… Lần này, Bộ KH&ĐT đã nêu cụ thể những con số.

Covid sẽ còn nhiều biến chủng. Chúng ta không thể mãi áp dụng giãn cách bằng một hình thức nào đó. Vắc - xin Covid rất cần, nhưng quan trọng hơn cả, vẫn là liều “vắc - xin”cho bản lĩnh của người quản trị để họ chủ động, mạnh mẽ thích ứng với hoàn cảnh mới.

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...