Nhằm mục đích phổ biến nội dung Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 và chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp kỹ thuật đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng không khí trong nhà, các đại biểu đến từ các các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, tổ chức nghiên cứu và đào tạo, chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế đã có những tham luận và đánh giá về cách ứng dụng bộ tiêu chuẩn vào thực tế.
Gần đây, Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 "Nhà ở và nhà công cộng – các thông số chất lượng không khí trong nhà" nhận được nhiều sự quan tâm bởi tính khả thi, thực tiễn tại Việt Nam. Ông có nhận định thế nào về tính cấp thiết, thực tiễn của việc đưa Bộ tiêu chuẩn này vào ứng dụng tại Việt nam, cụ thể hơn là trong những công trình nhà ở và nhà công cộng?
Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường – Bộ Xây Dựng Thứ nhất, về tính khả thi, tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà của tòa nhà công cộng trước đây đã có ở các tiêu chuẩn liên quan đến điều kiện vi khí hậu, chất lượng không khí phòng làm việc và các tiêu chuẩn chất lượng có liên quan. Sau quá trình nghiên cứu từ năm 2017 đến nay, Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 vừa được ban hành tháng 8/2022, là một trong những nội dung quan trọng trong thiết kế, thi công, quản lý vận hành các công trình bảo đảm các điều kiện tiện nghi, sức khỏe cho người sử dụng.
Thứ hai, về tính thực tiễn khi đưa vào ứng dụng, tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 sẽ hỗ trợ cho nhiều đối tượng liên quan bao gồm chủ dự án, các đơn vị tư vấn thiết kế, lắp đặt trang thiết bị trong công trình, cũng như người quản lí vận hành và quản lí công trình có căn cứ để xây dựng các yêu cầu kĩ thuật, trong việc có giải pháp để đảm bảo điều kiện tiện nghi và điều kiện chất lượng không khí trong nhà, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Tại buổi hội thảo “Giải pháp thiết kế, lắp đặt, sử dụng trang thiết bị công trình để đảm bảo điều kiện chất lượng không khí trong nhà”, PGS.TS Nguyễn Đức Lượng đã đề cập đến việc kiểm soát hệ thống thông gió, điều hòa không khí. Theo ông việc áp dụng tiêu chuẩn “TCVN 13521:2022” có ý nghĩa thế nào để cải thiện việc kiểm soát nêu trên?
PGS.TS Nguyễn Đức Lượng – Phó trưởng khoa Kỹ thuật Môi Trường, Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội: Hệ thống thông gió, điều hòa không khí là một trong những giải pháp thiết kế, lắp đặt sử dụng trang thiết bị công trình để đảm bảo điều kiện chất lượng không khí trong nhà. Với bộ tiêu chuẩn TCVN 13521:2022, các yếu tố kể trên đều có những quy định chặt chẽ, chi tiết với từng loại công trình. Ví dụ như với lưu lượng không khí ngoài nhà cấp vào trong nhà theo yêu cầu vệ sinh, bộ tiêu chuẩn nêu rõ “phải được tính toán để có thể pha loãng được các chất độc hại và mùi ô nhiễm tỏa ra từ cơ thể con người, từ đồ đạc, vật liệu, trang thiết bị trong phòng.
Ngoài ra, trong trường hợp không đủ điều kiện tính toán cụ thể, lưu lượng không khí ngoài nhà cấp vào phòng có thể lấy theo tiêu chuẩn đầu người hoặc theo diện tích sàn nhà, được quy định rõ theo bảng số liệu. Chi tiết như với phòng ngủ thuộc nhà ở có diện tích 8-10 m2/ người thì lưu lượng không khí ngoài nhà yêu cầu là 35m3/h.m2, phòng khách thuộc nhà ở có diện tích 8-10 m2/ người là 30m3/h.m2.”
Tiến sĩ có thể chia sẻ thêm về tính ứng dụng trong thực tế của tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 tại Việt Nam, cụ thể là trong thiết kế kết cấu bao che và hệ thống thiết bị thông gió – điều hòa không khí của tòa nhà?
Tiến sĩ Phạm Thị Hải Hà, - Phó chủ nhiệm đề tài xây dựng tiêu chuẩn TCVN 13521:2022, Trưởng bộ môn Kiến trúc môi trường, Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội: Điều khác biệt ở tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 là được xác lập một cách cụ thể, chi tiết về Tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà, không nằm rải rác ở các tiêu chuẩn liên quan tới điều kiện khí hậu, chất lượng không khí như trước đây.
Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng không khí trong nhà, áp dụng cho các nhà ở và nhà công cộng khi đóng kín cửa chống lạnh trong mùa đông hay điều hòa không khí làm mát trong mùa hè.
Nói đến thiết kế kết cấu bao che và hệ thống thiết bị thông gió – điều hòa không khí của tòa nhà, bản tiêu chuẩn cũng chỉ rõ các giá trị giới hạn thông số chất lượng không khí trong nhà như thông số bụi mịn PM2.5 có giới hạn được chấp nhận là 50µg/m3, tổng lượng vi khuẩn trong không khí ở nhà công cộng và nhà ở lần lượt là 1000 và 1500µg/m3…cùng nhiều thông số khác được rút ra trong quá trình khảo sát thực tế.
Chất lượng không khí trong nhà (Indoor Air Quality – IAQ) là mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả các bên liên quan bao gồm cả người sử dụng, các chuyên gia, nhà đầu tư, xây dựng và tư vấn. Với vai trò là đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp sức khỏe toàn diện, ông có thể chia sẻ thêm về giải pháp IAQ được Panasonic ứng dụng trong nhiều công trình?
Ông Philip Ong – Chuyên gia tư vấn cấp cao, Panasonic R&D Center – Singapore:
Tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong nhà IAQ đã được nhiều nước phát triển trên thế giới ứng dụng hiệu quả. Tại Việt Nam, Tiêu chuẩn TCVN 13421 của Việt Nam là tiêu chuẩn IAQ đầu tiên ở ASEAN áp dụng cho cả nhà ở và nhà công cộng, và mới đây nhất là Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022. Tiêu chuẩn TCVN chỉ có thể bắt đầu cải thiện sức khoẻ người dân Việt Nam khi nó được áp dụng vào Quy chuẩn xây dựng hay áp dụng trong các Quy định thực thi.
Vì vậy, tập đoàn Panasonic đã đem đến các giải pháp đồng bộ cho các công trình nhà ở và căn hộ, văn phòng, trường học, bệnh viện. Với mỗi công trình, chúng tôi lại có những sản phẩm công nghệ khác nhau, ví dụ với căn hộ và văn phòng là giải pháp CAMS (Hệ thống quản lý chất lượng không khí toàn diện) đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 13521:2022, với văn phòng là Điều hòa Multi và quạt cấp gió tươi, công trình bệnh viện là Bộ xử lý không khí DX-AHU cho phòng mổ vô khuẩn và điều hòa trung tâm VRF…
Tất cả những sản phẩm trên đều nằm trong bộ giải pháp IAQ đồng bộ của Panasonic, giúp vận hành và quản lý công trình, tạo lập một môi trường sống trong nhà có chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe và hiệu quả làm việc.
Tìm hiểu thêm tại đây