Ứng dụng cơ giới hóa để giảm khí nhà kính

Máy đang cuộn rơm ngoài đồng ở Sóc Trăng. Ảnh: Hòa Hội.
Máy đang cuộn rơm ngoài đồng ở Sóc Trăng. Ảnh: Hòa Hội.
TP - Tại hội thảo “Thiết bị, công nghệ thu gom và xử lý rơm, rạ vùng ĐBSCL”, ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Giám đốc Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết, hiện nay sản lượng rơm ở ĐBSCL mỗi năm khoảng 24 triệu tấn.

Tuy nhiên, có đến 80% là đốt tại đồng sau thu hoạch. Vì thế, việc ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rơm không chỉ mang lại lợi ích từ giảm chi phí mà còn tạo điều kiện tăng thu nhập từ sử dụng rơm phục vụ chăn nuôi, trồng nấm, phủ gốc hoa màu. 


Điển hình là từ khi có máy cuốn rơm, nông dân ở ĐBSCL bán với giá từ 200.000 đến 400.000 đồng/ha. Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rơm đã tác động tích cực cho xã hội như giảm sức lao động và áp lực về chi phí.

Ông Nghị phân tích, xét về môi trường thì việc rơm ngoài đồng sẽ không đưa chất hữu cơ trở lại ruộng; lãng phí về tài nguyên, năng lượng và gây phát thải nhà kính. Cụ thể, với thành phần Cacbon trong rơm là 41%, còn độ ẩm đốt tại đồng là 25% thì một tấn rơm sẽ thải ra 1,2 tấn CO2. Hơn nữa, chiều cao gốc rạ sau khi gặt trung bình 30 cm thì tỷ lệ rơm trên đồng là 52%. Như vậy, với 80% lượng rơm đốt ngoài đồng thì lượng khí CO2 phát thải ra môi trường là 12 triệu tấn.

Xuất phát từ thực tế việc thu gom rơm bằng thủ công không đáp ứng được nhu cầu. Từ đó, một số doanh nghiệp đã nhập khẩu, nghiên cứu và chế tạo những loại máy cuộn rơm để phục vụ cho nông dân. Hiện nay, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 10 cơ sở chế tạo, kinh doanh máy cuộn rơm trong và ngoài nước sản xuất. Trong đó, tập trung 2 loại máy là cuộn rơm liên hợp với máy kéo và máy cuộn rơm tự vận hành.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Anh Sơn (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) đã giới thiệu mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nhằm thay thế hóa chất và các loại phân bón hóa học có tác động xấu đến môi trường. Vì đây là cách làm đơn giản, chi phí phù hợp với điều kiện sản xuất lúa hiện nay.

Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, hội thảo là dịp để giới thiệu và cung cấp cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới trong việc thu gom và xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch. “Rơm sẽ trở thành nguồn tài nguyên quý nếu chúng ta khai thác, sử dụng có hiệu quả”, ông Thông nói.


MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.