Úc là nước ủng hộ hàng đầu cho sáng kiến "Xoay trục sang châu Á" của Mỹ kể từ đầu những năm 2010, và một trong những động thái đầu tiên của chính quyền Barak Obama nhằm mở rộng sự hiện diện của Quân đội Mỹ trong khu vực là mở một căn cứ lớn cho Thủy quân lục chiến Mỹ tại Darwin.
Theo Military Watch, Úc là khách hàng hàng đầu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35, và năm 2019 được nói là trở thành khách hàng xuất khẩu duy nhất của dòng máy bay ném bom hạng nặng B-21 Raider của Mỹ (cho dù đến nay nó chưa ra đời hoặc ít ra là công khai. Máy bay B-21 cho phép Úc đe dọa các mục tiêu ở Trung Quốc và Triều Tiên ngay từ lãnh thổ nước này.
Điều này, cùng với các báo cáo nói Canberra thậm chí đang đánh giá khả năng phát triển năng lực vũ khí hạt nhân, gợi ý rằng Úc nằm trong số các quốc gia cam kết duy trì trật tự do phương Tây dẫn dắt ở châu Á-Thái Bình Dương - bất chấp sự thay đổi cán cân quyền lực ngày càng khi các quốc gia trong khu vực không ngừng mở rộng kinh tế và khả năng quân sự của riêng họ.
Úc gần đây đã cam kết thực hiện một chương trình mở rộng đầy quy mô cho căn cứ Không quân Tindal, nơi có vị trí lý tưởng như một sân khấu thể hiện sức mạnh của phương Tây trên khắp Đông Nam Á và hơn thế nữa. Căn cứ này sẽ được sử dụng bởi cả hạm đội F-35 của Úc và các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ theo kế hoạch sẽ đồn trú ở đó.
Việc nâng cao khả năng tấn công của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc , bao gồm triển khai các nền tảng tên lửa tầm trung tinh vi như Hwasong-12 và DF-26, đã khiến các “sân khấu truyền thống” thể hiện sức mạnh của Mỹ như căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam trở nên dễ bị tổn thương, cụ thể là có thể tê liệt trong vài giờ đầu tiên nếu một cuộc chiến nổ ra.
Vai trò của Úc, cả với tư cách là quốc gia phương Tây bố trí các kho vũ khí trong khu vực và nước hỗ trợ sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ, do đó đặc biệt quan trọng. Mặc dù có khả năng Canberra sẽ không thông qua kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân và mua máy bay ném bom tàng hình của Mỹ, nhưng việc mở rộng căn cứ không quân sẽ giúp giảm chi phí Mỹ phải bỏ ra vì không cần phải triển khai máy bay ném bom tàng hình hạt nhân từ lãnh thổ Mỹ.