Ức chế vì vợ chê không giỏi

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Cô ấy thường so sánh tôi với người đồng nghiệp của cô ấy, rằng tôi không kỹ tính, tôi không giỏi.

Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gia đình trung nông khá giả. Học xong cấp 3, tôi lên tỉnh học tiếp và làm việc trong một cơ quan nhà nước. Đi làm được một năm, tôi quen cô ấy qua một người làm mai. Gia đình cô ấy nghèo, đông anh em. Cô ấy rất chịu khó, học được trung cấp và làm trong công ty thủy sản. Tôi động viên cô ấy nên đi học lại ngành khác, cô ấy đi học điều dưỡng. Trong thời gian chúng tôi yêu nhau, một người bạn cũ theo đuổi cô ấy, nhưng gia đình cô ấy ủng hộ tôi. Chúng tôi cưới nhau và có một con trai.

Con được 8 tháng thì vợ tôi ra trường. Cô ấy xin vào làm ở bệnh viện tỉnh. Từ lúc đó, cô ấy thay đổi cách ăn mặc và lời nói. Một hôm, tôi tình cờ xem điện thoại của vợ, thấy tin nhắn của cô ấy với người nam khác, giống như người chưa chồng nói chuyện với con trai. Chúng tôi to tiếng rồi chuyện cũng qua. Cô ấy thường so sánh tôi với người đồng nghiệp của cô ấy, rằng tôi không kỹ tính, tôi không giỏi, nói chung nhiều thứ không bằng người đó và nhắc đến hai từ ly dị nữa chứ. Tôi cũng không nói gì.

Cô ấy ngày càng thay đổi. Lúc quen nhau, cô ấy chăm bao nhiêu thì giờ lười bấy nhiêu. Kể từ khi cô ấy đi làm, việc nhà tôi làm hết, cô ấy chỉ dọn dẹp lặt vặt. Tôi không có thời gian trò chuyện cùng bạn bè. Khi tôi đi tiếp khách cho cơ quan, cô ấy cũng nói nên tôi hạn chế đi, từ chối không được thì tôi mới đi. Nhưng cô ấy ngày càng tệ hơn. Giờ con đã 3 tuổi, tôi không biết làm thế nào? Ly dị thì tội nghiệp cho con (Hải Anh)

1-1150-1440987035.jpg

Ảnh: khailabaila

Chào bạn

Con người có thể thay đổi tính cách theo thời gian và hoàn cảnh sống vì tâm lý con người có thể bị tác động từ bên ngoài. Nếu ai đó ít bị tác động từ hoàn cảnh sống bên ngoài thì người đó phải có nội lực tâm lý độc lập, tự chủ bên trong rất mạnh mẽ.

Trường hợp của vợ chồng bạn, gần như hai người có hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau, bạn có tâm lý hướng nội, còn vợ bạn có tâm lý hướng ngoại. Nếu hai người cứ chạy theo tâm lý riêng của mình thì thật là khó sống. Với bạn, điều kiện khá thuận lợi từ bé đến lớn đã tạo ra thói quen bình an, mọi việc gì đến sẽ đến; trong khi cô ấy hoàn cảnh gia đình khó khăn phải tìm cách vượt lên để tồn tại.

 Khi vượt lên để tồn tại, người ta thường phải thay đổi chính mình và tạo dựng mối quan hệ mới để phù hợp cho sự tiến thân. Với mẫu người như vợ bạn, cô ấy rất thích người đàn ông ga lăng, nhạy bén ... trong khi bạn lại bình dị, đơn giản... làm cho cô ấy mất kỳ vọng. 

Đây là vấn đề rất cơ bản đã dẫn đến những phức tạp khác. Phần này bạn cần thay đổi như đưa cô ấy đi chơi, thăm bạn bè, đề cao cô ấy để cô ấy thỏa mãn tâm lý hãnh diện về chồng. Nếu bạn không làm được việc này, cô ấy sẽ cảm thấy bị thiệt thòi và có thể trở nên ức chế tâm lý mà sinh ra nhiều phức tạp khó lường.

Do bạn không giúp cô ấy thỏa mãn tâm lý dẫn đến sự so sánh với người đàn ông khác. Việc cô ấy chê bạn và so sánh với người khác cũng là tính cách thẳng thắn của người có tâm lý hướng ngoại. Khi bị so sánh như thế, bạn đừng tức, đừng cáu... hãy vui vẻ để hóa giải. 

Ví dụ khi cô ấy chê bạn, bạn nói rằng: tại em dốt nên lấy phải anh rồi, thôi cố gắng một kiếp này, kiếp sau rút kinh nghiệm. Câu nói đùa này là sự hài hước khôn ngoan làm cho vợ bạn ngộ nhận ra, nhờ đó tâm lý ức chế được giải tỏa. Nếu khi bị chê, bạn cáu, tức... sẽ tạo ra tâm lý nơi cô ấy “chồng kém thật” và từ đó sẽ lấn tới và đến ngày bùng nổ mâu thuẫn.

Cô ấy ngày càng thay đổi vì bạn không biết cách dừng trạng thái tâm lý lãng mạn của cô ấy vào sự lãng mạn của bạn, từ đó cô ấy phải đi tìm sự lãng mạn để thỏa mãn tâm lý. Bạn hãy đi tiếp khách và mời cô ấy đi cùng. Bạn bừa bãi một chút và nhờ cô ấy dọn dẹp... bạn thử làm xem, sẽ có kết quả.

Chúc bạn hạnh phúc.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.