Uber sẽ rút khỏi thị trường châu Á và Việt Nam?

Cũng như Grab, Uber hoạt động cả lĩnh vực vận tải hành khách như taxi và xe ôm tại Việt Nam, và cũng vấp phải sự phản ứng quyết liệt với các hãng xe truyền thống và cả với các đối tác tài xế. Ảnh: Quỳnh Trang/Zing
Cũng như Grab, Uber hoạt động cả lĩnh vực vận tải hành khách như taxi và xe ôm tại Việt Nam, và cũng vấp phải sự phản ứng quyết liệt với các hãng xe truyền thống và cả với các đối tác tài xế. Ảnh: Quỳnh Trang/Zing
Khoản đầu tư mới trị giá 8 tỷ USD của Softbank đã khiến doanh nghiệp này trở thành cổ đông lớn nhất của Uber. Softbank cũng muốn Uber rút khỏi thị trường châu Á và châu Phi.

Theo Financial Times, Uber hy vọng khoản đầu tư này sẽ cho phép công ty mở rộng dịch vụ và tăng lượng khách hàng tại nhiều nơi hơn trên thế giới.

Tuy nhiên, điều này dường như trái ngược với tầm nhìn của Softbank.

Rajeev Misra, Giám đốc của Softbank, tin rằng Uber có cơ hội thành công và đạt lợi nhuận tốt hơn nếu chỉ tập trung vào các thị trường cốt lõi như Mỹ, châu Âu, Mỹ Latin và Australia.

Theo đó, Uber có thể sớm phải rút khỏi một số thị trường quốc tế ở châu Phi và châu Á, có thể gồm Việt Nam, nếu Softbank có quyết định chính thức. Ông Misra dự kiến tham gia vào Hội đồng quản trị của Uber như một phần của thỏa thuận.

Sofbank cũng nắm cổ phần đáng kể tại một số công ty gọi xe lớn nhất thế giới, bao gồm các đối thủ của Uber như Ola của Ấn Độ, Didi của Trung Quốc. Do đó, có lẽ gã khổng lồ Nhật Bản muốn công ty có trụ sở tại bang California (Mỹ) tập trung vào các thị trường cốt lõi - nơi Uber không cạnh tranh với các khoản đầu tư khác của Softbank.

Hiện tại, Uber chưa đưa ra câu trả lời về vấn đề khi nào bắt đầu rút khỏi châu Á và châu Phi.

Từ khi ra mắt lần đầu tại thị trường châu Phi vào năm 2013, bất chấp sự chống đối cứng cỏi từ các đối thủ, Uber nhanh chóng mở rộng tại 8 quốc gia, bao gồm Nam Phi, Kenya, Nigeria, Tanzania, Uganda, Ghana, Ai Cập và Morocco.

Trong 4 năm ở châu Phi, Uber đã có những tiến bộ đáng kể. Ai Cập là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Trong 16 tháng đầu tiên ở Lagos, Uber phát triển nhiều hơn 30% xe so với 16 tháng đầu tiên ở London.

Tại Ghana, Uber hợp tác với Bộ Giao thông nước này phát triển một khuôn khổ pháp lý cho công nghệ chia sẻ xe, đảm bảo rằng công ty sẽ không phải đối mặt với những vấn đề tương tự mà họ gặp phải ở các thị trường khác. Tính đến tháng 10/2017, ứng dụng UberEATS đã có hơn nửa triệu lượt tải ở Nam Phi – thị trường lớn nhất của Uber ở châu Phi.

Tuy nhiên, cũng giống như một số thị trường khác, hoạt động của Uber tại một số quốc gia châu Phi bị các công ty xe taxi truyền thống phản đối. Họ cho rằng doanh nghiệp này gây bất lợi cho các hoạt động kinh doanh của họ.

Đôi khi, chính những tài xế của Uber cũng phản ứng mạnh mẽ, thậm chí đình công, vì việc phân chia lợi nhuận thấp.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Người dân khu chợ Đông Phương Yên (Chương Mỹ) ngán ngẩm vì tình trạng các lò mổ không phép tràn lan Ảnh: Dương Hưng
Tràn lan lò giết mổ không phép
TP - Lò giết mổ gia súc, gia cầm thủ công, tự phát đã bị cấm hoạt động từ lâu, thế nhưng đến nay 70% lò giết mổ thủ công trên cả nước vẫn tồn tại công khai. Những lò mổ này không được cấp phép, không đăng ký kinh doanh, trong khi mỗi ngày có hàng nghìn con gia súc, gia cầm...được “xuất lò” tại đây.
Hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe container tại cửa ngõ cảng Cát Lái (TP Thủ Đức) Ảnh: Phạm Nguyễn
Doanh nghiệp kêu trời vì thiếu tài xế xe container
TP - Do yêu cầu cấp giấy phép lái xe (GPLX) hạng FC nghiêm ngặt nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài xế xe container, từ đó khiến các doanh nghiệp vận tải khó mở rộng quy mô và đơn hàng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc luân chuyển hàng hóa trên thị trường.