Không chỉ trên bản thảo, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockkholm, UAE là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 9 thế giới trong giai đoạn từ 2008-2012, đứng trên cả Ả-rập Sauđi và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chỉ trong năm 2013, UAE nhập khẩu 14 trực thăng Black Hawk của Mỹ, 72 xe bọc thép chở quân (APC) Nyala của Nam Phi, 6 tàu hộ tống của Pháp và 100 tên lửa đất đối không của Nga.
Quốc gia với vẻn vẹn có hơn 1 triệu dân này đang xây dựng một kho vũ khí tầm cỡ thế giới và hiện đang cần người để vận hành nó. Điều này cho thấy sự hoài nghi của lãnh đạo UAE về tương lai của UAE nói riêng và khu vực nói chung.
Bối cảnh này khiến UAE cảm thấy một tương lai thiếu chắc chắn. Các nền quân chủ Vịnh Péc-xích vẫn tỏ ra miễn nhiễm trước những xáo trộn trong khu vực, nhưng những cuộc phản đối diễn ra triền miên ở Cô-oét và Ả-rập Sauđi từ khi nổ ra “Mùa xuân Ả-rập” vào cuối năm 2010. Đã phải cần tới sự can thiệp quân sự đa phương từ các vương quốc vùng Vịnh để dẹp cuộc nổi dậy lớn ở Ba-ranh, I-rắc và Syri vẫn đang hỗn độn. Nhóm khủng bố cực đoan như Al Qaeda hiện kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn hơn cả lãnh thổ Li-băng. Iran là mối nguy cơ đối với toàn khu vực.
Nhưng cũng có khả năng khác về lý do quân sự hoá của UAE. Các nhà quân chủ Emirati rất lo sợ sự đổ vỡ bên trong và coi quân sự hoá là chìa khoá giúp giải quyết những bế tắc hiện tại và tương lai.
Công dân Emirati chiếm 19% dân số UAE và đông trội hơn các thành phần khác. Năm ngoái, từng có 2 người Emirati bị kết án vì bị tố cáo có liên quan với tổ chức Anh em Hồi giáo.
Các nước khác, như Ả rập Sauđi cũng là nhà nhập khẩu vũ khí lớn và vẫn đang phải đối phó với bất ổn trong nước có nguy cơ mất ổn định chính tri. Hy Lạp là nước nhận viện trợ quân sự lớn thứ 2 từ Mỹ và hiện bất ổn hơn xưa rất nhiều.