Trong vai một người đi khám vì bị u xơ tử cung (UXTC), tôi thật bất ngờ khi thấy một lượng người khá đông (chủ yếu là phụ nữ trên tuổi 35) đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ, Tp.HCM.
UXTC thương là u lành tính, chỉ khi nào gặp biến chứng hay làm khó cho việc có thai thì mới cần sự can thiệp. (Ảnh minh họa) |
11 giờ kém 10 phút trưa vẫn còn hơn 10 người đang ngồi chờ đến lượt khám. Chị Nguyễn Thị Hoa, 40 tuổi nhà ở đường Võ Văn Tần, Q3, Tp.HCM vì sợ phải chờ lâu nên đã có mặt ở đây từ 7h30 sáng, sau khi khám xong vẫn phải ngồi đợi người bạn đến muộn hơn mình 20 phút đến giờ. Chị tâm sự, vợ chồng chị lấy nhau được 7 năm, nhưng hơn tháng nay vợ chồng chị không dám quan hệ “chăn gối”, bởi chị không được khỏe và luôn cảm thấy đau ở vùng bụng dưới.
“Mới đầu khi thấy thời gian hành kinh kéo dài hơn so với bình thường, tôi vẫn cho đó là điều bình thường. Nhưng mấy tháng gần đây tôi bị ra huyết không theo kỳ kinh và thường lây dây kéo dài, còn bụng dưới thì cứ nhâm nhẩm đau. Cơ thể tôi thường xuyên bị mệt mỏi, không muốn vận động hay làm bất kì việc gì. Lần trước đi khám bác sĩ cho biết tôi bị u xơ tử cung và cho thuốc về uống. Hôm nay là ngày tôi đi tái khám lần đầu” - Chị Hoa tâm sự.
Giống như chị Hoa, chị Vũ Thanh Mai (Lê Văn Sỹ, Q.3, Tp.HCM) bị căn bệnh này dày vò mất một thời gian khá dài mà không biết. Chị Mai kể, sau khi sinh hoạt tình dục, chị cảm thấy khó chịu, ra máu nhiều. Sau đó còn bị rong kinh, đau bụng dưới, rối loạn tiêu hóa, bí tiểu, người luôn khó chịu và mệt mỏi... “Tôi bỏ bê công việc, mất ăn mất ngủ vì nghĩ mình bị bệnh nặng rồi, nhưng khi đi khám mới biết mình đang bị u xơ tử cung, bây giờ cũng còn đang lo lắng lắm!”.
Khác với hai chị ở trên, chị Trần Lê Trang (Nguyễn Du, Q.1, Tp.HCM) chia sẻ: Đây không phải lần đầu chị đi khám bệnh này, mà chị thường xuyên tiến hành khám định kỳ cứ 6 một lần. Vì cách đây 1 năm trong lần tình cơ đi siêu âm, các bác sĩ phát hiện chị bị căn bệnh này và đã chữa khỏi cho chị. Nhưng để cho an toàn, chị vẫn đi khám định kỳ để đề phòng bệnh tái phát.
Bệnh của phụ nữ trung niên
UXTC là những cục bứu thịt phát triển trong thành hoặc lọt trong lòng tử cung của người bệnh. Độ lớn của khối u có khi chỉ vài cm, nhưng cũng có thể to và nặng đến vài ký. Mức độ phát triển của khối u tùy theo cơ địa của từng người. Phần lớn bệnh UXTC không biểu hiện những triệu chứng rõ ràng lúc khối u xơ còn nhỏ. Một khi có những triệu chứng rõ thì thường khối u xơ đã rất to (số đông bệnh nhân đến với thầy thuốc là ở giai đoạn này).
Những triệu chứng thường gặp của UXTC:
Chảy máu bất thường: là biểu hiện chính, chủ yếu. Thể hiện dưới dạng cường kinh (kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày). Có thể có cả máu cục lẫn máu loãng.
Đau bụng dưới rốn: Chủ yếu đau kiểu nặng tức bụng, đau thường xuất hiện khi đứng, mệt mỏi hoặc đau tăng lên trước, trong khi có kinh. Đau dữ dội khi khối u thoái hóa, chảy máu.
Khối u chèn ép: Lhi khối u có kích thước đủ lớn sẽ gây chèn ép xung quanh như trực tràng (gây táo bón), bàng quang (gây đái dắt).
Các nghiên cứu khoa học mới đây nhất cho thấy, UXTC thường xuất hiện ở phụ nữ từ 35 tuổi trở đi, gia tặng mạnh ở độ tuổi khoảng 40-50. Trung bình cứ khoảng 4-5 phụ nữ trong độ tuổi trên 35 lại có một người bị u xơ tử cung, tức là thường gặp phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thường xuyên. Bệnh có xu hướng ổn định ở phụ nữ qua giai đoạn mãn kinh. Rất hiếm trường hợp UXTC xuất hiện ở phụ nữ chưa có kinh nguyệt. Phụ nữ có từ hai con sẽ có nguy cơ mắc bệnh UXTC thấp hơn một nửa so với những phụ nữ đã lập gia đình nhưng chưa có con.
Ngoài ra, phụ nữ béo phì sẽ có nguy cơ bị UXTC cao hơn phụ nữ có thể trạng bình thường. Bệnh UXTC không nguy hiểm, phần lớn UXTC gặp phải là u lành tính, chỉ một số rất ít là hóa ung thư. Cũng có một số người mang trong người khối u lâu dài, nhưng không có biến chứng.
Điều trị thế nào?
BS. Khúc Minh Thúy (Giảng viên Bộ môn Phụ sản, Đại học Y dược, Tp.HCM) đã cho biết: Đối với những trường hợp khối UXTC còn nhỏ, bác sĩ điều trị sẽ cho theo dõi định kỳ (từ 3-6 tháng/lần).
Nếu có dấu hiệu khối u vẫn phát triển lúc này bác sĩ sẽ điều trị nội khoa. Theo đó, tùy vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân, kích thước của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẩu thuật hay dùng thuốc đặc trị và theo dõi.
Thực tế hiện nay, nhiều phụ nữ khi bị bệnh này thường tỏ ra rất hoang mang. Thậm chí có người cứ nằng nặc yêu cầu bác sĩ điều trị làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung trong khi phương pháp này chỉ là “hạ sách” cuối cùng vì nó sẽ dẫn đến nguy cơ mất khả năng sinh nở, ảnh hưởng tâm lý người bệnh…
Tại các bệnh viện, để giảm đau đớn cho người bệnh, có khoảng 50% các ca phẫu thuật UXTC được quyết định tiến hành bằng phương pháp nội soi.
Các bác sĩ điều trị chỉ tiến hành cắt bỏ tử cung đối với những trường hợp không thể bóc tách được khối u xơ, khối u xơ có nguy cơ tái phát và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không cắt bỏ tử cung.
Bạn cần biết
- Người bị UXTC chỉ cần nhờ sự can thiệp của y tế khi bệnh gây ra biến chứng hay làm khó cho việc có thai.
- Đối với những chị em đã sinh nở đủ số con, mà khối u nhỏ, không có những triệu chứng khó chịu thì cũng có thể không cần điều trị.
- Trường hợp, nếu phụ nữ chưa có gia đình, có khối u nhỏ hoặc dù khối u to mà chưa có biến chứng vẫn có thể lập gia đình.
- Bệnh viện hay trung tâm y tế chỉ can thiệp khi u quá to và sau một khoảng thời gian vẫn chưa có thai tự nhiên.